Chùm ảnh: Góc nhìn chân thực của các võ sư Thiếu Lâm

Võ thuật của các nhà sư chùa Thiếu Lâm mang phong cách riêng, và đã nổi tiếng tới mức 4 đặc điểm cốt yếu của nó là “bác, đại, tinh, thâm” đã có ảnh hưởng đến nhiều môn phái võ Trung Hoa khác từ cả ngàn năm qua. 

Nhiều câu chuyện dân gian cho rằng chùa Thiếu Lâm được Thiền sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Quốc truyền đạo, đã xây dựng thùa ở núi Thiếu Thất (tỉnh Hà Nam ngày nay), những môn võ nghệ ông truyền dạy cho các môn đệ với mục đích ban đầu là để rèn luyện sức khỏe, chống thú dữ và phòng thân đã được nhiều thế hệ các nhà sư phát triển thành các tuyệt kỹ còn tồn tại đến ngày nay.

shaolin-monks-training-1_lnst
Muốn tinh thông bất kỳ một môn võ thuật nào, sư chùa Thiếu Lâm đều phải rèn luyện thể lực trước. Gánh nước từ chân núi lên đổ vào các bể chứa để luyện tập, giặt giũ và nấu nướng ở rất nhiều nơi trong chùa trên núi là bài tập cả sức khỏe, sự khéo léo, đôi chân và lòng kiên trì. Nghe nói còn có cả những bài tập nâng cao, hoặc các hình phạt nhà sư phạm lỗi, khi đó nhà sư phải gánh nước bằng thùng rò rỉ và đeo tạ ở chân khi gánh nước!
shaolin-monks-training-2_uydr
Dù trong môi trường Phật giáo, các võ tăng Thiếu Lâm vẫn phải tập luyện nghiêm khắc
shaolin-monks-training-7_dqst
Dân gian đồn đại có một tuyệt kỹ võ Thiếu Lâm tên là “Thạch đầu công”. Dường như đây là một tư thế tập luyện môn tuyệt kỹ này.
shaolin-monks-training-9_pudj
Một tư thế “khinh công”? Có nhiều thông tin đồn đoán nhà sư tinh thông tuyệt kỹ này có thể chạy trên ngọn cây, mái nhà, bờ tường và các địa hình mấp mô một quãng đường rất dài, với tốc độ cao…

shaolin-monks-training-3_hkok

shaolin-monks-training-5_ogyj

shaolin-monks-training-8_smpm

shaolin-monks-training-10_uugu

shaolin-monks-training-11_sznr

shaolin-monks-training-12_pxrx

shaolin-monks-training-14_rtbe

Võ Đạt