120 trẻ em tử vong do tập Judo tại Nhật Bản trong 30 năm qua

Ở Nhật Bản chỉ có 12 trường hợp tử vong do những môn võ thuật khác trên khắp cả nước theo số liệu thống kê vào năm 1993. Nhưng ngược lại, trong 30 năm qua ở Nhật Bản đã có 120 trẻ em đã chết khi chơi Judo, trong khi hàng trăm người khác đã bị chấn thương nghiêm trọng.

Xuýt gãy cổ nhưng võ sĩ Judo vẫn lật ngược được tình thế
Những pha hạ đo ván đối thủ trên sàn đấu Judo

Hàng trăm trẻ em ở Nhật Bản đã bị thương nặng khi chơi Judo mặc dù có sự giám sát của nhà trường. Trong 30 năm qua, 118 người đã chết, gần 300 người đã bị tàn tật hoặc hôn mê.

Các số liệu thống kê không có thống kê song song ở các nước phát triển khác nơi mà các môn thể thao đang trên đà phát triển. Các quan chức tại Liên đoàn Judo ở Hoa Kỳ và Pháp họ không có báo được hết số liệu tử vong hoặc chấn thương não của học viên trẻ trong những thập kỷ gần đây.

Một gia đình có con mất do tập Judo.
Một gia đình có con mất do tập Judo.

Giáo sư Ryo Uchida đến từ đại học Nagoya, người nghiên cứu an toàn trường học đã thống kê những ca tử vong do Judo tại Nhật Bản. Ông là người đầu tiên biên dịch các số liệu, dựa trên hồ sơ tai nạn trường học của Hội đồng thể thao Nhật Bản.

Nghiên cứu của Uchida xuất bản năm 2009, đã cho thấy rằng hơn 108 ca tử vong kể từ năm 1983, không bao gồm những trung tâm dạy Judo, những nơi đó tỷ lệ thương tích là không rõ ràng.

“Bởi vì chúng tôi không biết”, Uchida cho biết, “Những vụ tại nạn vẫn thường xuyên xảy ra”. Một trong những nhiều điều dẫn đến điều này là do không đúng kỹ thuật huấn luyện, những kỹ thuật quá khó với học sinh, vì Judo là môn thể thao tiếp xúc cơ thể và va chạm mạnh, nó có thể gây chết người.

children-cheer-on-japan-judo-team-data

Yoshihiro Murakawa đã nhận ra được điều này, khi cháu trai 12 tuổi của ông, Koji Murakawa đã dính chấn thương đầu vào năm 2009 và qua đời một tháng sau đó. Ông không hề quan tâm đến cái chết của cháu trai mình, cho đến khi ông được liên lạc bơi Yasuhiko Kobayashi, người đã có con trai bị thương rất nặng do tập Judo ở trường.

Murakawa nói ông và Kobayashi rất “ngạc nhiên” bởi nghiên cứu của Uchida. Điều này đã thúc đẩy họ bắt đầu tham gia vào các Hội Nạn nhân bởi Judo ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2010.

“Vấn đề là hướng dẫn viên không biết gì về vấn đề an toàn”, người nhà của những nạn nhân Judo cho biết.
Tiến sẽ Robert Nishime, Chủ tịch Hội y học thể thao Judo USA, là một người Mỹ gốc Nhật, người đã nói chuyện với các gia đình của nạn nhân. Ông nói rằng đó là đặc tính văn hóa của người Nhật Bản không bao giờ từ bỏ, gọi là Gaman, có thể giải thích tại sao một chấn động, nó có thể rất khó thấy xảy ra ở bởi các học viên hoặc trẻ em. Mối nguy hiểm là một chấn thương ở vùng đầu ngay sau khi chấn thương có thể gây ra “hội chứng tác động thứ 2”.

Chính những giảng viên không quan tâm đến sự an toàn của trẻ em là nguyên nhân chính gây nên nhiều cái chết thương tâm.
Chính những giảng viên không quan tâm đến sự an toàn của trẻ em là nguyên nhân chính gây nên nhiều cái chết thương tâm.

Murakawa muốn Nhật Bản thực hiện một chương trình chứng nhận khắt khe cho HLV Judo như ở Pháp, trong đó có các học viên tập luyện nhiều nhất trên thế giới , 76% trong số đó là trẻ em.

Khi được hỏi liệu một hệ thống như vậy có thể làm việc tại Nhật Bản, Yuichi Toshima, của Bộ Giáo dục thể thao và Cục Thanh Niên cho biết, điều đó là khó bởi vì “nó sẽ đòi hỏi cải cách hành chính quá nhiều” (Ông cũng bày tỏ sự hoài nghị về các hồ sơ an toàn của Hoa Kỳ và Pháp).

Bộ kêu gọi Liên đoàn Judo gửi giảng viên có trình độ cao cho các trường học, ông nói thêm “Cuối cùng đó sẽ là do các hiệu trưởng thuê những giáo viên hướng dấn”.

Nếu như có một giáo viên có trình độ cao hơn thì đã không xảy ra điều đáng tiếc cho con trai của Yasuhiko Koayashi. Taichi một thanh niên 23 tuổi, anh đã bị chấn thương đầu khiến anh nhận thức kém, điều đó do chính bàn tay của người hướng riêng của anh gây nên.

dojo

Trong tháng 12 năm 2004, Taichi lúc đó 15 tuổi đã tham dự một lớp học Judo ở trường trung học cơ sở của mình tại Yokohama. Cha mẹ của anh đã kiện giảng viên của anh, một nhà vô địch toàn Nhật Bản, anh này đã tập Sparring (tập đối luyện) với Taichi khiến cho anh bị ngất. Taichi đứng dậy và tiếp tục, giảng viên của anh lại tiếp tục ném anh trên tấm thảm. Taichi tiếp tục đứng lên, nhưng sau đó đã gục xuống. Các nhân viên y tế đến đã thấy anh trong tình trạng nguy kịch.

Kobayashi cho biết, một thành viên đã nói với ông rằng nhà trường đã nói dối trong báo cáo tai nạn, việc chấn thương xảy ra không hề liên quan đến Judo, Kobayashi khẳng định rằng chính những thông tin sai lệch đó đã giúp cho gia đình anh thắng vụ kiện của mình vào năm 2011, một trong những vụ thắng kiện của già đình nạn nhân trong 4 năm qua.

128508216

Việc tập luyện Judo vẫn được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản, đặc biệt là huấn luyện viên và các bậc cha mẹ, những người thấy nó như là một công cụ giáo dục hợp lý. Uchida và các nhà nghiên cứu an toàn trường học đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc này.

“Họi gọi nó là sự trừng phạt”, Uchida nói. “Nhưng chính xác hơn đó là bạp lưc và lạm dụng”.
Murakawa cho biết ông đã tổ chức cho Liên đoàn Judo và Bộ giáo dục thấy rõ cho việc duy trì sự thiếu hiểu biết về mối nguy hiểm của Judo và cho phép một nền văn hóa của sự lạm dụng đã không được kiểm soát rất lâu.

“Chúng tôi, những người Nhật Bản cũng phải nhận lỗi về điều này”, ông nói thêm “Chúng tôi đã chấp nhận bạo lực và cho phép nó tiếp tục xảy ra”.

Video về những nạn nhân của Judo:

[jwplayer player=”1″ mediaid=”87072″]

H.C