Kungfu Thiếu Lâm, Karate và Teakkyon là những môn võ thuật truyền thống Á Đông, được nhiều người trên thế giới theo học. Mỗi môn phái đều có những chiêu thức, cũng như phương pháp luyện tập khác nhau, nhưng tất cả đều cùng mục đích tập luyện cơ thể và tự vệ rất hữu hiệu. Nếu xét trên lịch sử võ thuật toàn châu Á, có thể chúng ta còn phải nhắc đến nhiều cái tên khác chẳng hạn như Kalaripayattu (Ấn Độ). Thế nhưng, bài viết này xin phép được giới hạn trong khu vực phía Đông châu Á.
Đồng bái – biểu tượng của võ thuật cổ truyền Á Đông
Nét đẹp tình thầy trò trong võ thuật Á Đông
Kungfu của Trung Quốc
Trung Quốc là cái nôi của Kungfu Thiếu Lâm, một trong những môn võ nổi tiếng khắp thế giới.
Chùa Thiếu Lâm tọa lạc ở phía Tây của núi Tung đối diện núi Thiếu Thất, được xây dựng bởi Hiếu Văn Đế đời Bắc Ngụy năm 459. Nó được xây dựng cho những nhà sư thuyết giảng kinh phật. Cho đến ngày nay, Thiếu Lâm Tự vẫn là ngôi chùa hùng vĩ nhất Trung Quốc. Hiện ở Thiếu Lâm còn khoảng 400 ngôi tháp và nhiều xá lợi của các tăng nhân, điều này thể hiện truyền thống lâu đời của Thiếu Lâm tự.
Người sáng lập ra Kungfu Thiếu Lâm là Bồ Đề Đạt Ma. Ông đề ra các hoạt động gian kổ trong tu hành và căn cứ theo động tác của một số động vật như sâu bò, khỉ, rắn, hổ, rồng, hạc…để làm bài tập thể dục, dần kết hợp với tinh túy của võ học dân gian, đã hình thành môn võ học độc đáo nhất Thiếu Lâm. Học võ Thiếu Lâm có thể rèn luyện tinh thần, trí tuệ cũng như rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe.
Teakkyon của Hàn Quốc
Trong môn võ thuật Teakkyon của Hàn Quốc, khẩu lệnh, tiếng thở và cả động tác đều rất độc đáo. Các thao tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, thanh thoát như đang tập thể dục tạo cho cơ thể sự cường tráng.
Teakkyon là môn võ có tiết tấu, có một số động tác gần giống với Teakwondo hiện đại và Túy quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ pháp của Teakkyon lại rất khác, bộ pháp pumpalki có thể giúp tấn công từ phía dưới rất hiệu quả mà không làm tổn thương khớp xương của người tập luyện.
Tiêu chí của môn võ Teakkyon là không dùng sức đánh đối thủ. Các động tác trong Teakkyon đòi hỏi sự khéo léo, không cần đánh mạnh vào đối thủ mà chỉ mượn sức của đối thủ để quật ngã đối thủ. Thắng lợi quyết định diễn ra rất nhanh.Teakkyon là môn võ vận động phát triển từ hí kịch. Điều quan trọng nhất là vận động theo những động tác tự nhiên và thoải mái làm cho đối thủ mất cân bằng mà không gây thương tích cho họ.
Nếu so sánh giữa võ Teakkyon của Hàn Quốc với Karate của Nhật Bản và Kungfu Thiếu Lâm của Trung Quốc, thì võ Teakkyon không thay đổi gì nhiều kể từ khi được sáng lập cách đây nhiều thế kỷ. Võ chỉ chú ý tập và làm theo những động tác tự nhiên và nhẹ nhàng, nên rất thích hợp với sự phát triển của thời hiện đại. Cũng chính vì thế mà môn võ Teakkyon lại thu hút rất nhiều phụ nữ và trẻ em.
Để quảng bá cho môn võ Teakkyon, có người đã sáng chế ra bộ võ thuật mới, lấy động tác khiêu vũ lồng ghép vào Teakkyon gọi là Teakkyonmu. Đây là hình thức quảng bá Teakkyon theo một trường phái mới. Động tác của Teakkyonmu như sóng vỗ dưới sông, như mây bay trên trời, rất nhẹ nhàng, hứng thú, mềm dẽo nhưng có lực.
Thời cổ đại, võ thuật dùng bảo vệ tổ quốc. Thời bình, võ thuật giúp rèn luyện cơ thể. Nét đặc sắc của võ thuật Trung Quốc thể hiện sự tinh túy trong mấy ngàn năm. Môn võ Karate được sáng tạo trên đảo Okinawa có thể thay đổi, đánh thức thể xác và tinh thần bảo vệ đất nước. Động tác mềm dẽo, nhẹ nhàng nhưng uy lực rất mạnh thể hiện trong Teakkyon của Hàn Quốc.
Karate của Nhật Bản
Sự xuất hiện của Karate Kyokushin đã bổ xung những chổ còn thiếu của Karate Nhật Bản. Karate là môn võ tự vệ, nên có tác dụng rất tốt trong rèn luyện sức khỏe.
Hiện trên thế giới có khoảng 20 triệu người học môn võ này. Đảo Okynawa, Nhật Bản là cái nôi của võ thuật Karate, nó có nguồn gốc từ rất lâu đời. Vào thế kỷ XVI, vua Shohashi của đảo Okynawa vì muốn tránh phiến loạn nên đã cấm dân chúng không được sử dụng vũ khí. Nhưng cư dân trên đảo không ngừng chiến đấu để bảo vệ vương quốc nhỏ bé của mình, nên họ đã luyện thân thể trở thành vũ khí. Họ dùng tay không để chống lại sự tấn công của bên ngoài.
Sau thế chiến thứ hai, võ thuật phương Tây phát triển mạnh mẽ, người phương Tây bắt đầu học Karate và họ cho rằng Karate là môn võ độc đáo của phương Đông. Karate là môn võ tự vệ, nhưng khi gặp nguy hiểm, karate lại là vũ khí lợi hại để tấn công, chế ngự kẻ thù. Khi chiến đấu, phải đoán được hoạt động, động tác của đối thủ, đồng thời chọn thời cơ thích hợp để ra đòn quyết định. Để tấn công có hiệu quả, đòi hỏi người học phải tập luyện hết sức gian khổ. Học Karate, cơ thể sẽ cường tráng, kiềm chế tính nóng, biết kiên nhẫn và giải quyết vấn đề sáng suốt hơn.
Võ thuật đã qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn luôn tồn tại vững chắc và không ngừng phát triển. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những cái nôi lớn của nền võ học cổ truyền. Võ thuật là hình tượng cao đẹp về đạo đức và nhân phẩm của con người, là một phần quan trọng trong cuộc sống.