Aikido, Judo và Karatedo khác nhau như thế nào? (kì 2)

Sự khác biệt Giữa Aikido và Judo, Karatedo,… thế nào? Câu hỏi này luôn luôn được nêu ra trong các cuộc biểu diễn Aikido. Khi bạn đọc về phần nói về kỹ thuật, bạn sẽ được biết về chi tiết.

>>>Aikido, Judo và Karatedo khác nhau như thế nào? (kì 1)<<<

Một sự khảo sát năng động về Aikido

Những kỹ thuật Aikido cấu tạo hợp lý từ một quan điểm năng động. Nét tổng quát như sau:

Trong khi chuyển động, thân thể con người quay tròn như một cái bông vụ. Nhưng khi không di chuyển, thế tấn của thân mình lại vững chãi, thăng bằng của khối tam giác này là thế tấn lý tưởng của kỹ thuật Aikido. Khi thân pháp chuyển động lại quay tròn như bông vụ. Trong chiều hướng này, các kỹ thuật Aikido tìm đến trạng thái mà bạn có thể dời đổi được trọng tâm của đối thủ bằng động tác hình cầu có tâm chính là trọng tâm đan điền của bạn, do đó có thể tác động và quây tròn đối thủ vào chuyển động của bạn.

50000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000

Có một câu nói ngày xưa nói về bí quyết của Jujitsu: “Đẩy khi bị kéo và kéo khi bị đẩy”. Một bài thơ đã ca ngợi các vị sáng tổ của các phái Nhu thuật ngày xưa đã cho thấy rõ tài trí của các vị đó:

Nhẹ nhàng như cành liễu

Đổi chiều dòng lực của cơn gió thổi đến.

Nếu tính cách mềm dẻo và mạnh mẽ là cốt tủy của sức mạnh thì sự huấn luyện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sự mềm dẻo là con đường dẫn đưa đến việc đạt được sự mạnh mẽ. Hãy học điều đó, sự hữu dụng tinh tế của nó.

Những câu thơ ca tụng trên đây đã hình tượng hóa được nguyên lý của sự mềm dẻo (trong thuật ngữ của Jujitsu có chữ “kỹ thuật uốn mềm” trong khi Judo có chữ “phương thức uốn mềm”).

Khi giải thích về nguyên lý Aikido thì nó lại là: “Đổi chiều khi bị đẩy và nhập vào khi bị kéo”. Động tác xoay tròn này khác biệt với các chuyển động thẳng trong Jujitsu và nó có nhiều biến hóa hơn. Chẳng những hữu dụng trong võ thuật mà còn hữu hiệu trong lãnh vực khác nữa. Đó là sự triển khai của động tác vòng cầu bao gồm cả những lực hướng tâm và ly tâm.

5395179311_bdb0b5735e_z

Cũng vì lý do này mà bạn và đối thủ của mình không phải là ở cái thế đối lập, trong Aikido cả hai chỉ là một khối hội nhập dưới sự kiểm soát của bạn, cả hai bị kiềm chế hoàn toàn bằng lực ly tâm của bạn phát ra và lực hướng tâm do bạn dẫn về.

Trong toàn khối có tính hệ thống, chuyển động hình cầu của Aikido phô diễn nhịp điệu duyên dáng và động tác quay tròn độc đáo. Các chuyển động này mang theo sức lực của nhiều phần trên thân thể. Mỗi bộ phận cơ thể (tay, chân, bụng, hông, thân,…) phối hợp với toàn thân tạo thành một hệ thống hết sức tự nhiên, mềm mại và tròn đều.

Sự di chuyển theo đường tròn phải thật mềm dẻo, chính xác và giữ được thăng bằng như có sức mạnh nền tảng ở trọng tâm.

Ta có thể so sánh với hình ảnh một cối xay gió, rất nhạy cảm, có thể xoay được cánh quạt và cối xay khi tiếp nhận một làn gió rất nhẹ.

Nguồn: kỷ yếu Đạo đường Aikido 1992