Aikido được đánh giá là một trong những bộ môn võ thuật sở hữu khả năng vô hiệu hóa đối thủ rất hiệu quả. Tuy nhiên, môn võ này lại không được lựa chọn là nội dung cần thiết trong luyện tập MMA. Nguyên nhân do đâu cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Môn võ Aikido được hình thành và phát triển như thế nào?

Aikido (Hiệp khí Đạo) được xem như là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản. Chúng được chia thành nhiều phong cách khác nhau như Iwama Ryu, Iwama Shin Shin Aiki Shurenkai, Shotokan Aikido, Yoshinkan… Từ “Aikido” tạm hiểu trong tiếng Nhật có nghĩa là “cách hợp nhất năng lượng”.

Tổ sư Morihei Ueshiba sáng lập Aikido vào năm 1942

Môn võ này được phát triển bởi Tổ sư Morihei Ueshiba dựa trên các nghiên cứu võ thuật, triết học và niềm tin tôn giáo của ông. Mục tiêu của Ueshiba là tạo ra một môn võ có thể dùng để tự vệ cũng như bảo vệ người khác. Aikido dựa trên nền tảng và phương pháp chiến đấu của Jiu-Jitsu và Judo khi sử dụng các kỹ thuật xoay, ném và chuyển hóa sức mạnh tấn công của đối thủ nhằm chống lại chính nó.

Các đòn thế của Aikido xoay quanh các kỹ năng tự vệ, quật ngã đối thủ

Theo thời gian phát triển, môn võ này được chia thành các nhóm kỹ thuật gồm ném, sử dụng cổ tay và cùi chỏ, ném ngang, khóa khớp. Aikido không quá chú trọng vào tấn công mà chú trọng vào yếu tố phòng thủ. Môn võ này sẽ xoay quanh 6 nhóm kỹ năng chính gồm:

  • Ikkyo – Kỹ thuật bằng khuỷu tay.
  • Nikkyo – Kỹ thuật vô hiệu hóa đối thủ.
  • Sankyo – Sử dụng các kỹ thuật cổ tay để chống lại kẻ địch.
  • Yonkyo – Kiểm soát cổ tay để tạo áp lực ra đòn.
  • Gokyo – Kỹ thuật loại bỏ vũ khí khỏi tay kẻ tấn công.
  • Rokkyo – Sử dụng vũ khí để chống trả kẻ thù.

Ngày nay, các võ sư cũng như môn sinh Aikido luyện tập môn võ này như để rèn bản thân, nâng cao sức khỏe, tự vệ và đặc biệt là phát triển trí lực. Trí lực ở đây sẽ bao gồm sự kiên trì, dẻo dai, nhẫn nại cũng như ý chí tự giác của mỗi người tập luyện.

Tại sao Aikido không phù hợp trong MMA?

Trong MMA, võ sĩ sẽ không được phép tóm lấy, giữ găng tay, quần thi đấu và ném đối thủ vượt quá chu vi nhất định. Đặc biệt, là người tham gia thi đấu không được khóa cổ tay. Những quy định này sẽ ảnh hưởng đến các kỹ thuật và cách ra đòn của bộ môn Aikido khi tham gia thi đấu. Tuy nhiên, một số đòn thế có thể sử dụng được nhưng hầu hết đều là những chiêu thức phòng thủ.

Các đòn thế của Aikido phạm vào các điều cấm của MMA

Huấn luyện kỹ thuật Aikido nhấn mạnh đến các chuyển động cơ và giữ thăng bằng cũng như các đòn thế tự vệ là chủ yếu. Do đó, một võ sĩ Aikido sẽ không thể là “chiến binh” MMA hiệu quả. Điều này không chỉ do các kỹ thuật “chết người” bị cấm mà còn do hầu hết người tập Aikido sẽ tránh đến những đòn thế nguy hiểm, gây thương tích trên người khác. Nó đi ngược lại với tiêu chí thi đấu của các võ sĩ MMA khi tung ra những đòn thế có tính sát thương cao.

Trận đấu của võ sĩ đai đen 9 đẳng Yanagi đã để thua võ sĩ MMA Tsuyoshi Iwakura chỉ sau vài phút thi đấu là một ví dụ cho thấy Aikido sẽ thua thiệt khi tham gia đấu đối kháng MMA

Võ sư Yanagi, đai đen 9 đẳng Aikido để thua võ sĩ MMA Tsuyoshi Iwakura chỉ trong vài phút

Aikido “hợp tác” các môn võ khác để phát triển tại MMA

Aikido được giới võ thuật nhận định là “quá mềm” cũng như không thể chịu đựng áp lực trước các trận đấu đối kháng. Thế nhưng, một số võ sĩ vẫn áp dụng được các kỹ thuật Aikido trong chiến đấu. Chẳng hạn, Jason DeLucia tại UFC 1 đã hạ gục Trent Jenkins bằng phong cách chiến đấu của riêng mình. Đó là kết hợp Aikido với kỹ thuật ném Judo và đòn thế hiểm hóc đến từ Brazil Jiu-Jitsu.

Võ sĩ Jason Delucia dành chiến thắng khi phối hợp Aikido và các môn võ khác như Judo và Brazil Jiu-Jitsu

Một trường hợp khác như Dan Theodore, anh đã dùng Aikido kết hợp với Brazil Jiu-Jitsu, Sambo và Wrestling để ra mộ phong cách đối kháng độc đáo. Còn nhiều cái tên khác như Kathy Long, Jay Dods thành công tại MMA nhưng sở hữu các kỹ năng phối hợp Aikido và những bộ môn võ khác.

——

Dù Aikido không thể  đem lại sự hiệu quả trong đối kháng tại MMA nhưng môn võ này vẫn đem lại những giá trị nhất định. Nó rèn cho các võ sĩ sự tập trung, kiên trì, sự hài hòa giữa các đòn thế di chuyển, khả năng quan sát cũng như sự linh hoạt thoải mái cho mỗi trận đấu.Những yếu tố này bổ trợ tốt hơn khi phối hợp với những bộ môn võ thuật tấn công hiểm hóc như Muay Thái, Boxing, Wrestling, Brazil Jiu-Jitsu,… mà các võ sĩ có thể triển khai để dành chiến thắng trong các trận đấu đối kháng.

Đinh Phúc – Ảnh: Internet

Nguồn: saigonthethao.thethaovanhoa.vn | Copy Link