Các đòn bẻ cổ chân (ankle lock) là kỹ thuật đặc thù của các môn grappling như Judo, BJJ, Aikijiujitsu… Tuy nhiên, do tính chất bộ môn và trình độ phát triển chuyên nghiệp nên Brazilian Jiujitsu (BJJ) được công nhận như bộ môn đã đưa các đòn bẻ cổ chân lên một tầm cao mới.
Võ sĩ BJJ bị gãy cổ sau đòn phản công ghê rợn
Võ sĩ BJJ bị bắn chết ngay sau khi được lên đai tím
Có một số đòn leg lock (bẻ chân) nhìn có vẻ rất giống bẻ cổ chân như heel hook, nhưng trên thực tế không ảnh hưởng nhiều đến cổ chân mà lại truyền tác động đến đầu gối hoặc khớp háng. Các đòn ankle lock được định nghĩa đòn có thể làm tổn thương hoặc biến dạng phần cơ khớp cổ chân, thường chỉ có thể thực hiện được khi đã hoàn toàn cố định phần chân của đối thủ, đặc biệt là đầu gối và khớp háng. Nếu hai khớp này có khả năng chuyển động thì đòn bẻ cổ chân có thể sẽ không hoàn toàn hiệu quả.
Khớp cổ chân con người là một cấu trúc vững chãi và tưởng chừng như có sức mạnh khủng khiếp, bởi một chiếc cổ chân là đủ để một người có cân nặng quá khổ (có thể lên tới hơn 150kg) nhún nhảy được. Tuy nhiên, sự thật rằng nếu bị bẻ theo các chiều hướng bất lợi, cổ chân không có nhiều cơ bắp phù hợp cho việc kháng cự lại lại lực bẻ của đối thủ.
Nếu như không kịp “tap” (đập tay xin dừng) trước khi đối thủ đi quá giới hạn của cú bẻ cổ chân, “nạn nhân” sẽ phải chịu chấn thương rất nặng và gần như không có khả năng tự phục hồi, bao gồm các rủi co có thể xảy ra như giãn – đứt dây chằng, rách sụn chêm hoặc gãy xương.
Phạm Vũ