Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm thứ năm đã ban hành một lệnh tha thứ hiếm hoi cho nhà vô địch quyền Anh hạng nặng người da đen đầu tiên, Jack Johnson, sau hơn 100 năm tội danh mà ông mắc phải.
- Diego De La Hoya sẵn sàng cho trận đấu vô địch
- “Ma trận” Vasyl Lomachenko sẽ trở lại sàn đấu vào tháng 12
“Thật vinh dự khi tôi làm điều này. Đây chính là khoảng thời gian thích hợp” Trump nói trong một buổi lễ tại Oval Office, nơi mà ông ban hành lệnh tha thứ với sự tham gia của võ sĩ quyền Anh Lennox Lewis và nam diễn viên Sylvester Stallone.
Trump nói Johnson đã phục vụ 10 tháng tù vì những gì mà nhiều người coi xem đó là sự phân biệt chủng tộc và Trump cho rằng quyết định của ông như là một nỗ lực “sửa sai trong lịch sử của chúng tôi.”
“Ông ấy đại diện cho một cái gì đó vừa đẹp vừa khủng khiếp cùng một lúc” Trump nói.
Trước đó, Trump đã nói rằng chính Stallone đã nói câu chuyện của Johnson với ông trong một cuộc điện thoại.
Vào năm 1908, Jack Johnson đã làm nên lịch sử khi đánh bại nhà vô địch người Canada, Tommy Burns trong trận đấu quyết định diễn ra vào ngày Boxing Day tổ chức tại Sydney. Trận đấu kịch liệt tới mức cảnh sát đã phải nhảy vào can ngăn các võ sĩ, đặc biệt là làm dịu lại “cơn thịnh nộ” sau quãng thời gian chờ đợi của Jack Johnson.
Chiến thắng của Jack Johnson đã đập tan quan niệm rằng chỉ có người da trắng mới có đặc quyền thống trị môn quyền Anh, rằng người da đen luôn yếu thế về cả thể chất lẫn tinh thần.
Chiến thắng này giống như một cú sốc kinh hoàng với các quan chức quyền Anh, cũng tạo sức ép đối với cựu vô địch hạng nặng Jim Jeffries, người đã luôn ca ngợi về đế chế Great White Hope của người da trắng về tương lai ẩn lui để nhường vị trí cho nhà vô địch mới. Trước đó, Jim Jeffries đã luôn ngông nghênh tuyên bố: “Tôi bước vào cuộc chiến này với một mục đích duy nhất là để chứng minh người da trắng ưu việt hơn người da đen”. Vào thời điểm đó, tờ The New York Times cũng vào cuộc, phát biểu: “Nếu một võ sĩ da đen chiến thắng, hàng ngàn người anh em mông muội của anh ta sẽ hiểu rằng đó là một tuyên bố chủ quyền hơn là giá trị bình đẳng với người da trắng”.
Trận quyền Anh ngày 4/7/1910, ở Reno, Nevada đã được quảng cáo là cuộc chiến của thế kỷ khi hai đối thủ Jack Johnson và Jim Jeffries bước lên võ đài. Kết quả là Jim Jeffries xin thua cuộc ở vòng 15 sau hai lần bị Jack Johnson đánh gục.
Điều khiến những người da trắng phẫn nộ trước sự lên ngôi của Jack Johnson là thái độ ngạo nghễ, bất tuân trên võ đài của võ sĩ người da đen này. Ông đã gián tiếp phá vỡ những những điều cấm kỵ của thời đại của mình bằng cách từ chối hành động phục tùng. Trong trận đấu, ông thích thú với việc làm nhục các đối thủ của mình bằng cách hạ gục, đẩy họ tới bước đường cùng. Trong cuộc sống hàng ngày, Johnson thích trang phục đắt tiền, thích lái xe bạt mạng, có lối sống buông thả, ưa các câu lạc bộ đêm, qua lại với hàng loạt phụ nữ da trắng. Johnson không phải là một nhà hoạt động tích cực cho các quyền dân sự theo khuôn mẫu của Martin Luther King, nhưng sự táo bạo của ông đã đánh thức cuộc đấu tranh cho bình đẳng của người da đen. Sự trỗi dậy của Jack Johnson không chỉ nhằm mục đích hướng tới cộng đồng mà trước hết là để đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Ông là một hiện thân của cuộc đấu tranh người Mỹ gốc Phi được hưởng sự tự do thực sự.
Các công tố viên liên bang lo sợ sự nổi loạn của những người da đen trẻ tuổi như Jack Johnson có thể phá vỡ cán cân quyền lực ở Mỹ đã mưu toan một màn kịch để tiêu diệt nhà vô đich quyền Anh mới đăng quang. Cơ hội đến vào năm 1913, khi theo Đạo Luật Mann nhằm bảo vệ phụ nữ chống lại nạn mại dâm, Jack Johnson đã bị kết tội “buôn bán phụ nữ da trắng với mục đích tình dục”. Mặc dù sự việc chưa có kết luận sáng rõ và các cáo buộc chống lại Johnson là sự thúc đẩy của quan điểm phân biệt chủng tộc, Jack Johnson vẫn bị tống giam.
Anh Thư (T.H)