Muhammad Ali: “Không có người Việt Nam nào đối xử tồi tệ với người da đen cả”

Đó là câu nói nổi tiếng của Muhammad Ali khi phản đối chiến tranh tại Việt Nam, và câu nói bất hủ đó đã liên tục được nhắc đến từ các mặt báo đến truyền hình khi nói về tay đấm vĩ đại nước Mỹ.

10 câu nói bất hủ của huyền thoại Muhammad Ali
Top 5 cú knock-out đáng nhớ nhất trong sự nghiệp Muhammad Ali

Trong cái ngày hè oi ả, cái tin sự ra đi đột ngột của Muhammad Ali, nhà vô định quyền anh huyền thoại của thế giới, như bóp nghẹn con tim của bao người hâm mộ. Cuộc đời ông như được số phận an bài khi chia đôi một nửa cho những năm đỉnh cao của sự nghiệp, để rồi 34 năm cuối đời, ông phải chịu đựng căn bệnh Parkinson nghiệt ngã.

Nhiều người vẫn tự hỏi, Muhammad Ali là ai? Khi người ta còn bận tâm xem những diễn viên Holywood nay có gì thú vị, ai chia tay, ai ra ca khúc mới thì liệu mấy ai còn quan tâm tới một vận động viên thể thao lìa xa trần thế? Và tại sao cả thế giới lại đang khóc than cho người đàn ông đó?

al

Với thế hệ người trẻ, có lẽ một trận quyền anh của Muhammad Ali là điều gì đó xa lạ nhưng với những người cha người anh, họ say những trận đấu của ông hơn bất cứ điều gì khác. Muhammad đã đổ bóng một tượng đài không chỉ xuống làng thể thao thế giới mà toàn thể nhân loại trong thế kỷ 20. Người ta vui cùng ông, buồn khi thấy ông gần như sắp bại trận nhưng lại reo hò sung sướng khi ông trở lại và giành thắng trận.Và hơn tất cả, người ta yêu người đàn ông này không phải chỉ vì những thành tích mà ông đã đạt được.

Đằng sau cuộc đời của Muhammad Ali là sự nỗ lực, những bài học và câu nói mà mãi mãi về sau, chúng ta vẫn sẽ nằm lòng. Muhammad Ali không sợ bất kỳ điều gì, ngay cả khi đó là phải vào tù. Năm 1966, Muhammad Ali từ chối nhập ngũ để tham chiến tại Việt Nam, ông nổi danh với câu phản biện: “Không có người Việt Nam nào đối xử tồi tệ với người da đen cả”. Đến năm 1978 ông tiếp tục giăng khẩu hiệu phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngay tại nơi tuyển quân, sau đó ông bị bắt và bị kết án 100 nghìn USD và 5 năm tù giam.

al1
Hình ảnh cho thấy sự lạc quan của Ali trong lần gọi nhập ngũ.

Ngoài thành công nổi bật trong làng quyền Anh thế giới, Muhammad Ali còn được biết đến là một nhà từ thiện, nhà hoạt động xã hội năng nổ. Kể từ khi treo găng vào năm 1981, Ali có mặt ở khắp nơi trên thế giới vì các sứ mệnh nhân đạo và dành thời gian cho nhiều đóng góp cho xã hội.

Năm 2005, ông cũng đã nhận Huân chương Tự do tổng thống. Ngoài ra, ông còn thành lập Trung tâm nghiên cứu Parkinson mang tên Muhammad Ali ở Phoenix và một học viện giáo dục, văn hóa ở thị trấn quê hương ông Louisville, Kentucky.
Huyền thoại boxing Mohammad Ali trở thành biểu tượng văn hóa, của sức mạnh, lòng dũng cảm khi mạnh mẽ phản đối chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc, phát triển các quỹ từ thiện và quỹ nghiên cứu y khoa.

Năm 1984, Muhammad Ali phát hiện mắc chứng Parkinson, căn bệnh rối loạn hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng tới vận động. Suốt 30 năm qua, cựu vô địch thế giới mạnh mẽ chống chọi lại bệnh tật.

Ngày 4/6/2016, làng quyền anh nói riêng chết lặng khi Muhammad Ali trút hơi thở cuối cùng vì bệnh tật. Ông không còn nữa, nhưng tinh thần luôn sống mãi. Câu chuyện chàng trai dám thách thức cả tòa án và nhất quyết không chịu nhập ngũ sẽ còn được nhắc lại. Muhammad Ali, một sứ giả của hòa bình. Nguồn cảm hứng của rất nhiều tay đấm, và cả những giá trị nhân văn.

Video: Top 5 cú knock-out đáng nhớ nhất trong sự nghiệp Muhammad Ali

[jwplayer player=”1″ mediaid=”110920″]

C.T (Tổng hợp)