Bảo hộ răng tuy không phải là dụng cụ quen thuộc đối với các võ sinh ở mức độ phong trào các môn như Taekwondo, Karate, nhưng lại là “bùa hộ mệnh” không thể thiếu đối với các võ sĩ thường xuyên phải đấu tập ở các môn như Boxing, Kickboxing, Muay Thái.
>>> Cú Knock.out làm văng cả miếng bảo hộ răng
Công dụng của bảo hộ răng.
– Tuy gọi là bảo hộ răng nhưng tên tiếng Anh của thiết bị này lại là mouthguard, mô tả đúng chức năng chính của nó: bảo vệ, tránh làm rách hay bầm môi, má do răng cắt vào phần mềm khi bị va chạm đè nén từ bên ngoài (các đòn đấm, đá)
– Tránh các chấn thương nặng như chấn thương não, các chấn thương xương hàm, răng….
Với những chức năng trên, việc bỏ ra từ vài chục cho đến hàng trăm nghìn đồng để sử hữu một chiếc bảo hộ răng ở đủ các mức chất lượng, chủng loại là điều hết sức cần thiết, không hề phung phí.
Cách dùng Bảo hộ răng:
Khi mới mua về, chiếc bảo hộ răng của bạn thường có hình dạng như sau:
Ở hình dạng này, chiếc bảo hộ răng của bạn vẫn chưa sẵn sàng “nhận việc”. Bạn cần định hình lại chiếc bảo hộ răng bằng cách sau:
B1: Chuẩn bị một chén nước sôi và một chén nước lạnh
B2: Bỏ chiếc bảo hộ răng vào nước đang nóng sôi trong 30s – 90s (tùy loại, bạn có thể tham khảo trên bao bì của bảo hộ răng). Bước này khiến chiếc bảo hộ răng của bạn mềm ra.
B3: Nhúng nhanh chiếc bảo hộ răng đang nóng vào nước lạnh 1 – 2 giây để làm mát phần bên ngoài, đó bỏ bảo hộ vào hàm, cắn chặt lại, từ từ dùng tay nắn bóp 2 bên má cho bảo hộ răng được định hình.
B4: Sau 30s, bạn có thể lấy chiếc bảo hộ răng và cất giữ trong hộp chuyên dụng để giữ vệ sinh. Chiếc bảo hộ răng sau khi định hình sẽ có hình dạng sau:
Lưu ý: trên thị trường còn có một loại bảo hộ răng có thể dùng ngay khi mua về, không cần định hình. Loại này thường có giá rất rẻ và được các bác sĩ khuyến cáo không sử dụng khi khả năng bảo hộ khá kém. Bảo hộ răng định hình có thể tản đều lực từ các va chạm vào hàm, giảm thiểu khả năng chấn thương.
Hồ Võ