Cuộc đời tổ sư Aikido – Ueshiba Morihei

Ueshiba Morihei người đã có công lãnh hội nhiều trường phái võ thuật của Nhật Bản để sáng lập ra hệ phái Aikido (Hiệp khí đạo), một hệ phái nhu hòa nổi tiếng với những đòn quăng, vật được đánh giá là võ phái phụng sự hòa bình cho con người trên trái đất.

Osenseiretratobusto

Morihei Ueshiba sinh ngày 14/12/1883 trong một gia đình làm nghề nông tại vùng Wakayama nay là Tanabe của Nhật Bản. Là đứa con trai duy nhất trong nhà cùng với 4 chị em khác, từ bé ông đã may mắn thừa hưởng tinh thần võ sĩ đạo từ người cha Yoroku và ảnh hưởng của người mẹ về lòng mộ đạo, thơ ca và nghệ thuật.

Morihei lúc bé có thể chất rất yếu ớt và thường xuyên bị bệnh nên sở thích của ông thường là trốn trong nhà đọc sách về những truyền thuyết, những đạo lý Phật giáo thậm chí đã có lúc ông mong muốn sẽ là một vị thầy tu trong tương lai.

Lớn hơn một chút, Ueshiba đã quyết tâm để trở thành cường tráng bằng cách luyện thể lực, bơi lội và học cả môn Sumo. Ông nhập ngũ năm 1903 và gây được nhiều sự chú ý với các vị chỉ huy và được đề bạt vào Học viện Quân sự Quốc gia. Nhưng ông đã từ chối và sau đó không lâu đã xin xuất ngũ.

morihei-ueshiba-03

Năm 1910, Ueshiba Morihei du hành đến đảo Hokkaido khai hoang và hạnh ngộ với võ sư Takeda Sokaku chưởng môn Daito-ryu và được vị võ sư 60 tuổi này truyền dạy những kỹ pháp Aiki Jujitsu (Hiệp khí Nhu thuật). Bằng tư chất vốn có , Ueshiba nhanh chóng đạt được đẳng cấp Menkyo Kaiden, có quyền quyết định tất cả tương lai cho môn phái một khi Takeda qua đời và trở thành người ngoại tộc đầu tiên được học Aiki Jujitsu.

oSenseiTraining

Sau khi Ueshiba rời Hokkaidō năm 1919, ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Ōmoto-kyō ở Ayabe Một trong những đặc điểm chủ yếu của Ōmoto-kyō là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.

Ueshiba-Morihei-01

Thấu triệt những nguyên lý, kỹ pháp đã được Takeda Sokaku truyền dạy, Ueshiba đã miệt mài luyện tập, nghiên cứu hàng chục môn phái khác đang thịnh hành ở Nhật đương thời, đồng thời cũng tỷ thí võ công của mình với những đại cao thủ trong toàn quốc để chứng nghiệm công phu. Đến năm 1920, môn phái nào Ueshiba Morihei theo học cũng đạt Menkyo Kaiden.

Trong một năm tiếp theo, đã có rất nhiều người đến nghe Ueshiba giảng dạy trong đó có cả những người nổi tiếng. Năm 1927, Ueshiba đã đến Tokyo và xây võ đường Kobukan (hiện giờ là trụ sở chính của Aikido Thế giới). Trong lúc võ đường chờ xây dựng, đã có nhiều bậc thầy của các môn võ khác đến thăm viếng. Và họ đã thật sự bị ấn tượng, sau này họ đã gửi học trò của mình đến đây để học.

ueshiba-throw

 Cho đến khi cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 bùng nổ, Ueshiba vẫn tích cực giảng dạy tại Kobukan, đồng thời ông cũng là trưởng ban huấn luyện cho quân đội và cảnh sát thành phố. Trong 10 năm tiếp theo, tiếng tăm của Ueshiba càng lúc càng lớn và đã có rất nhiều câu chuyện viết về ông.

Năm 1942, Kobukan đã trở lên vắng người vì cuộc chiến tranh, ông giao lại võ đường cho con là ông Kisshomaru để về ngôi làng Iwama vùng Ibaraki. Tại đây, ông xây một võ đường khác (hiện giờ chính là Đền thờ Aiki nổi tiếng tại Nhật). Iwama được coi là nơi sinh của Aikido hiện đại. Cái tên “Aikido” – “Môn võ của hòa bình” cũng xuất phát từ đây.

Mùa xuân năm 1969, Tổ sư lâm bệnh và nói lời giảng cuối cùng với các học trò: “Aikido dành cho tất cả mọi người. Đừng thực hành Aikido vì những lý do ích kỷ. Hãy đem Aikido đến mọi người ở mọi nơi”.

Sáng sớm ngày 26/04/1969, Tổ sư qua đời hưởng thọ 86 tuổi.

O-sensei-Morihei-UESHIBA-1

Chữ “đạo” trong Aikido

Tổ sư Ueshiba Morihei khi đạt đỉnh cao về mặt võ thuật, trở thành một cao thủ thượng thừa thì ngộ được chữ “đạo” và  ý nghĩa cao đẹp của nó. Cái đạo của Ueshiba Morihei là con đường đưa tới tự thắng mình, tranh thủ hòa hiếu với đối phương. Đó là con đường “bất tương tranh”. Mà tự vì bất tương tranh cho nên luôn chiến thắng.

Lời dạy của Tổ sư: “Aikido là chiếc cầu vàng nối kết các tâm hồn và các dân tộc”. Hơn bao giờ hết loài người cần đến Aikido để hóa giải những bất đồng tranh chấp những bạo lức, cuồng tín xuẩn động.

Nguồn : Sưu tầm