Bất kỳ ai muốn luyện tập Boxing thường đau đầu không biết nên lựa chọn phòng tập nào cho phù hợp. Nếu bạn nằm trong số đó thì bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
- Tuyệt chiêu “điếm” nhất của Vasyl Lomachenko trên sàn Boxing
- Jab – Straight: “Công thức” chưa bao giờ lỗi thời
Có một sự thật không ai cũng biết là nhiều lớp tập khá nhỏ, học phí không quá cao nhưng có chất lượng của một phòng tập chuyên nghiệp. Nếu bạn là người muốn muốn bắt đầu quan tâm đến môn Boxing nhưng không tài chính để chi trả cho những phòng tập lớn và nổi tiếng thì bạn không phải lo lắng nếu tìm thấy những phòng tập nhỏ, chi phí thấp nhưng lại hội tụ đủ những yếu tố sau.
1. CÓ RẤT NHIỀU BAO ĐẤM
Thực tế nhiều Gym mọc lên quảng cáo những lớp Boxing nhưng trong phòng tập đa số thiết bị đều là các máy tạ, máy chạy bộ và chỉ có duy nhất 1 bao đấm. Nếu bạn đến đây để luyện tập Boxing thì hãy bước ra và đòi lại học phí ngay lập tức. Có thể bạn nhầm lẫn với Fit Boxing và Boxing thực thụ, cả hai đều có chữ ‘Boxing’ nhưng mục tiêu của chúng hoàn toàn khác nhau. Do đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi đăng kí.
Bao đấm là một trong những dụng cụ luyện tập thiết yếu của người luyện tập Boxing, cơ số bao đấm lớn để tất cả các học viên đều được sử dụng. Việc luyện tập Boxing tuy cũng được phối hợp tập song song với tạ, tuy nhiên một lò tập Boxing có nhiều máy tạ hơn bao đấm là không chấp nhận được.
2. HUẤN LUYỆN VIÊN CÓ KINH NGHIỆM THI ĐẤU
Khác với nhiều môn võ, Boxing tương đối đơn giản và cách thể hiện trình độ kỹ thuật đều ở trên sàn đấu. Do đó nếu bạn có mục đích tập Boxing để tự vệ hoặc thi đấu thì tìm kiếm một HLV có tâm huyết và có kinh nghiệm sàn đấu là việc rất quan trọng.
Boxing không thể nói suông kỹ thuật chỉ thông qua những bài học trên Youtube hoặc Internet, cần có sự thực nghiệm trên sàn đấu thì người ta mới hiểu rõ tại sao lại cần phải tập những kỹ thuật đó.
3. BUỘC PHẢI CÓ SÀN ĐẤU
Đây là thứ mà nhiều người nghĩ nó không mấy quan trọng nhưng thực tế những người xây dựng lên phòng tập nếu có chuyên môn cao thì luôn luôn phải dựng cho bằng được một sàn đấu. Chắc hẳn bạn từng nghe đến việc bộ pháp (Footwork) là kỹ thuật quan trọng trong Boxing. Vậy tại sao nó lại quan trọng?.
Khi thi đấu Boxing, bạn đứng trên một sàn đài kích thước mỗi cạnh hình vuông của võ đài tối thiểu phải là 4,9 m (16 feet) và tối đa là 6,1 m (20 feet) tính từ phía trong các dây đài. Bạn buộc phải luyện tập footwork để có thể di chuyển thông minh trên sàn đấu và không bị ép góc. Việc luyện tập trên sàn đài sẽ giúp bạn cảm nhận tầm quan trọng của footwork.
Nguyễn Thái