Đối với hầu hết các môn võ khác, người chơi chỉ cần khoác lên mình bộ võ phục là đủ. Còn riêng với Kendo, các kiếm sĩ còn được trang bị thêm bộ giáp phục. Phía sau bộ giáp phục này là cả câu chuyện ý nghĩa và thú vị!

Trang bị cho tập luyện môn Kendo

Cách chế tạo một bộ giáp Bogu (Kendo)

Các môn võ nói chung và Kendo nói riêng ngoài việc học võ để nâng cao sức khỏe, rèn luyện nhân cách thượng võ thì với những người học Kendo, bộ môn này còn mang đến nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần thông qua các đường kiếm, các tư thế ra đòn, các buổi nghiệm “lễ”,… Tuy nhiên, không thể nào không nhắc đến một yếu tố quan trọng đã tạo nên sự khác biệt của Kendo – Giáp phục.

Hơi thở của bộ giáp thông qua ánh mắt, thần thái và hành động

Kendo đã du nhập vào Việt Nam vào những năm 80. Nhưng đến thế kỉ 21, dưới sự phát triển của công nghệ, bộ môn này đã được biết đến rộng rãi hơn. Kendo gây ấn tượng mạnh đầu tiên với những người mới tìm hiểu và đang theo học qua bộ giáp phục. Từ tạo hình cho đến mục đích của từng bộ phận trong bộ giáp đều toát ra vẻ bí ẩn, rắn rõi, dũng mãnh mà ít có môn võ nào có được.

Bộ giáp là sự tái hiện cả một quá trình lịch sử hào hùng của hình tượng một Samurai đầy bí ẩn và kiêu hãnh của Nhật Bản.

TẠI SAO LẠI LÀ GIÁP PHỤC?

Câu hỏi đặt ra khá thú vị, tại sao là giáp phục mà không phải chỉ là võ phục. Quay về nguồn gốc của Kendo, Kendo được biết đến là “Đạo dùng kiếm”, cũng chính là hơi thở và lối sống của các Samurai, các chiến binh trong lịch sử Nhật Bản. Các Samurai luôn chiến đấu hết mình với lý tưởng “Không màng đến cái chết” để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lấy cảm hứng từ những yếu tố trên, bộ giáp là sự tái hiện cả một quá trình lịch sử hào hùng của hình tượng một Samurai đầy bí ẩn và kiêu hãnh của Nhật Bản.

Quay về nguồn gốc của Kendo, Kendo được biết đến là “Đạo dùng kiếm”, cũng chính là hơi thở và lối sống của các Samurai, các chiến binh trong lịch sử Nhật Bản.

Bộ giáp được thiết kế với phần bảo vệ khu vực đầu gọi là Men, chính diện gương mặt sẽ được bao quanh bởi phần lưới làm bằng kim loại có thể nhìn xung quanh. Lớp giấy bồi kéo dài từ cổ xuống bả vai để bảo vệ khu vực cổ họng. Phần thân trên được bao phủ bởi một lớp giáp ngực Do, cứng cáp, gọn và dễ di chuyển. Bàn tay, cẳng tay, cổ tay sẽ dược bảo vệ bởi găng tay chuyên dụng Kote, có các lớp đệm dày nhằm hạn chế tối đa các chấn thương có thể xảy ra. Ta sẽ có Tare để che chắn và bảo vệ phần hạ bộ. Bên cạnh đó, Tare còn được thiết kế khác biệt theo từng câu lạc bộ nhằm tạo dấu ấn riêng trong quá trình luyện tập và thi đấu.

Dou được sử dụng cho môn Kendo để bảo vệ phần ngực, bụng và hai bên sườn cho các Kendoka trong lúc tập luyện cũng như giao đấu.

Việc học võ đối với các Kendoka ngoài những giờ luyện tập, chính là lúc được mặc trên mình bộ giáp. Xuất hiện trước nhiều người và đối phương trong bộ giáp càng tăng thêm tinh thần quyết tâm “Không bao giờ chùn bước”, một trong các giá trị cốt lõi của người luyện võ. Qua ánh mắt, thái độ và hành động, các kiếm nhân sẽ bộc lộ hết cái thần cái hồn của một chiến binh dũng cảm hào hùng. Để đạt được điều đó, người luyện tập bộ môn này luôn phải trau dồi, cải thiện bản thân hằng ngày thông qua kiếm bộ và tôi luyện nhân cách ngày một tốt hơn.

Men (mũ sắt hay chiếc mặt nạ), có thể nhìn thấy được, dùng để bảo vệ đầu, tai, mặt và cổ họng.

Mặc dù Kendo thu hút người luyện võ qua Shinai (Kiếm tre) và giáp phục nhưng để đi được lâu dài hay không còn cần phải hiểu ý nghĩa về câu chuyện và linh hồn của nó. Kendo không phải là việc luyện tập để chiến thắng đối phương mà trước tiên là phải chiến thắng bản thân mình!


CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN SÂU VỀ KENDO KATA 2022

– Địa điểm: Trung tâm TDTT Hoa Lư, số 02 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

– Thời gian: 08:30-12:00, Chủ Nhật, ngày 17 tháng 04 năm 2022

Đội ngũ giảng viên:

  • Ông Suzuki Shinobu, Thất đẳng kiếm đạo, Nhật Bản
    Mr. Suzuki Shinobu, Seventh Dan Kendo, Japan
  • Ông Takehana Masayori, Ngũ đẳng kiếm đạo, Nhật Bản
    Mr. Takehana Masayori, Fith Dan Kendo, Japan

– Đối tượng tham dự: Lãnh đạo các câu lạc bộ và các vận động viên kiếm đạo từ nhị đẳng (nidan) trở lên, BTC có thể chấp nhận vận động viên từ sơ đẳng (shodan) nếu còn suất tham dự. Số lượng dự kiến 30 người.

– Lệ phí: Liên đoàn Kiếm đạo TPHCM sẽ tài trợ toàn bộ chi phí cho đợt huấn luyện này.

Mọi thông tin liên quan đến khóa bồi dưỡng, liên lạc Ông Trần Thanh Tùng (ĐT: 0903170317) – Chủ tịch hoặc Ông Quách Trọng Nghĩa (ĐT: 0966111471) – Tổng Thư ký

Chương trình chi tiết buổi huấn luyện chuyên sâu về Kendo Kata vào sáng Chủ Nhật tuần này, ngày 17 tháng 04 năm 2022:

08:30-09:00 Đăng ký và xác nhận tham dự

09:00-09:30 Lễ khai mạc

09:30-11:00 Lý thuyết và thực hành kendo kata

11:00 – 11:45 Tập luyện hướng đạo với giảng viên

11:45 -12:00 Tổng kết chương trình

Các kiếm hữu vui lòng mang theo kiếm gỗ (dài và ngắn) (bokuto: tachi, kotachi) để tập luyện kata và kiếm tre và giáp (shinai, bogu) để tham gia phần tập luyện hướng đạo (goudo keiko) với Suzuki Shinobu sensei.


– Theo Liên Đoàn Võ Thuật Toàn Nhật Bản (All Japan Kendo Association), mục đích tập luyện Kendo là để:

(i) Rèn luyện trí óc và thân thể;

(ii) Trau dồi tu dưỡng sức mạnh tinh thần.

– Thông qua cách tập luyện đúng và nghiêm khắc:

(i) Để cố gắng phát triển nghệ thuật của Kendo;

(ii) Gìn giữ tính nhân bản, sự tôn trọng và lịch sự giữa con người;

(iii) Để kết giao với mọi người trên cơ sở chân thành, ngay thật;

(iv) Và luôn luôn tự trau dồi tu dưỡng bản thân.

– Những điều này giúp cho:

(i) Yêu đất nước, xã hội;

(ii) Đóng góp vào sự phát triển văn hóa;

(iii) Và xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Ngân Đoàn – SSDIC – FSS

Nguồn: saigonthethao.thethaovanhoa.vn | Copy Link