Đừng bao giờ xem thường cước pháp của Vịnh Xuân quyền

Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưng nhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo.

Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vịnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập (thấy rõ trong bài tập Mộc nhân) của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông.

sifu-jim-fung-wing-chun-side-kick-l

Thực tế cước pháp Vịnh Xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc “túc bất ly địa” (chân không rời khỏi mặt đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vịnh Xuân chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn.

sifu-jim-fung-counter-kick-l

Vịnh Xuân quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ.

Vịnh xuân Hồng Kông thường dùng nhiều Triệt cước trong thực chiến cũng như luyện Niêm cước, ngoài ra có thể kể thêm: Bàng cước, Than cước, Trất cước, Trảm cước, Đỉnh cước, Hoành cước, Thúc gối… Tảo cước ít dùng để quét thấp như các võ phái cổ truyền Việt Nam.

vol05

Trong Niêm thủ khi ‘biến chiêu’ tấn công, Lương Đĩnh có chỉ dạy 1 thế cước cao chân của Vịnh Xuân Hồng Công là đá thốc gót thẳng lên cổ đối phương, nó như Đỉnh cước nhưng dùng đá cao.

7 Kỹ thuật đá trong Vịnh Xuân quyền:

Trí Minh