Gần đây, nhiều bạn trẻ Sài Gòn tìm đến Aikido (Hiệp khí đạo) như một bí kíp tự vệ và rèn luyện sức khỏe. Thế nào mới đúng là Aikido?
Aikido và sự thiếu sót về luyện tập thể chất
Aikido: Kỹ thuật tự vệ chống sàm sỡ
Aiki (hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định…
Đến Nhật vào năm 2007, Alister Gillies nhận ra rằng mỗi người – bất kể phong cách, xuất thân, hay người dạy – phải tìm được con đường riêng trong Aikido. Trái ngược với khuynh hướng văn hóa và lòng khao khát hiểu biết hiện tại, ông học những điều quan trọng qua một quá trình chậm rãi. “Học trò luôn hỏi những câu mà họ không hiểu được ngay, vì vậy tôi cố giải đáp đầy đủ bằng lượng kiến thức họ không cần dùng đến. Khi thực sự hiểu, họ sẽ chẳng nhớ điều tôi từng nói”, Alister Gillies nói.
Aikido được tạo thành bởi 2 thành tố là “aiki-do” (Hiệp khí-đạo), không phải 3 như ai-ki-do thường được diễn giải. Chúng không “tương thuộc” hay “cộng sinh” với nhau. Từ năm 1969, cách mà cụm từ này được sử dụng đã phần nào tóm gọn lịch sử của Aikido. Vào thời phân ly, xuất hiện hai hướng đi với cách hiểu riêng. Bên Ai-ki-do bị bên Ki (khí) chỉ trích là cứng nhắc. Bên Ki định nghĩa Aikido theo kiểu ôn hòa, nhẹ nhàng và xuyên suốt, bên còn lại cho rằng điều này quá siêu thực. Hệ quả là một cuộc chiến nổ ra, lúc thắng, lúc thua.
Aiki là một tên gọi, bên Khí cũng dạy Aiki, nhưng họ gọi đó là Khí. Để hiểu rõ chúng là gì và có khác nhau không, cần luyện tập và tìm kiếm cả đời. Nhiều trường không thuộc Aikido cũng dạy Aiki, nên không có cơ sở nào để xem nó là của riêng ai trong Aikido.
Mặc dù có vô vàn định nghĩa khác nhau nhưng Aiki (Hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định. Khi đủ thành thạo Aiki ở những dạng đó, võ sư có thể luyện Takemusu Aiki, hoặc các kỹ thuật tự sáng tạo. Có một giả định, nếu võ sư có thể tiếp thu những nguyên tắc võ học phương Đông, sẽ không có kỹ thuật, tư thế và tâm trí. Điều này có thể dẫn dắt ta đến “Đạo”, nơi có thể tìm thấy nguồn và lý do tồn tại.Đó là sơ lược về lịch sử Aikido: có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề mà cả 2 đều không thể hiểu rõ, thậm chí nếu hiểu, họ cũng không nói với bất cứ ai về điều đó trừ khi họ quen thân. Và mọi người tự hỏi tại sao không ai nghiêm túc đón nhận Aikido?
Võ sư không thể dạy cho võ sinh của mình điều đó, mà chỉ có thể là người hướng dẫn cho họ tự tìm kiếm. Và không phải tất cả đều làm được, một vài người luôn xem chúng là bí quyết riêng để thu hút võ sinh về đạo trường của mình. Với Aiki, chất lượng chính là chìa khóa, không phải số lượng. Để truyền đạt hiệu quả, Aiki đòi hỏi tương tác 1-1 từ phía thầy trò, lớp học đông đúc thường bị loại bỏ.
Nguyên tắc Shu-Ha-Ri (Thủ-Phá-Ly) đòi hỏi võ sinh tự phát triển. Những người thầy không thể dạy học trò của mình theo đạo của Aiki thường theo đuổi những điều cơ bản chán ngắt. Họ như những thầy dạy nhạc chỉ dạy những thanh âm cơ bản, học trò của họ sẽ không thể tự tạo nên bản nhạc riêng.
Thành tố Đạo là thứ khá chủ quan, là cuộc sống của một cá thể. Mặc dù đạo liên kết với Aikido giúp tìm ra con đường phát triển Aiki, Aikido không là cuộc sống của một người. Hình thái Aiki, hay các kỹ thuật được thiết kế để thi triển các chiêu thức Aiki là một dạng tương quan khách quan. Chúng phản ánh tình trạng hoặc tâm trí chủ quan của người luyện võ. Giống một nhà sư nhận biết tình trạng của tín đồ qua tư thế, một võ sư Aikido thực thụ có thể cảm nhận nhiều hơn một đòn Shihonage. Thành tố Hiệp khí là cái mà võ sư hướng dẫn; thành tố Đạo là cái mà võ sinh tự lĩnh hội cùng võ sư.
Hưng Thiện