Karate – “không thủ”, tức là “tay không”. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là các võ sĩ Karate không có “vũ khí”.
Tuyệt kỹ Muay Thái: Kỹ thuật nào “sinh ra” đòn chỏ – gối?
Khám phá tuyệt kỹ Nhất thốn quyền của Lý Tiểu Long
Cái tên Karate bao gồm 2 từ “kara” – trống không và “te” – tay, vì thế ở Việt Nam ta thường được nghe nói đến Karate với một cái tên khác : Không thủ đạo – đạo sử dụng tay không trong võ thuật.
Trên quan điểm của Karate, vũ khí dù lợi hại thế nào vẫn là vật ngoài thân. Chỉ có các thành phần trên cơ thể là luôn bên cạnh người võ sĩ, chịu sự điều khiển trực tiếp của thần kinh, khiến nó trở thành vũ khí chuẩn xác và dễ điều khiển nhất. Nhắc đến công phá, Karate sẽ là bộ môn đầu tiên được nhắc đến. Điều đó càng chứng tỏ rằng sức mạnh của vũ khí cơ thể không hề thua kém các vũ khí ngoài thân.
Karate chú trọng tính hoàn mĩ trong từng động tác. Từ đầu ngón tay, cạnh bàn tay cho đến ức bàn chân, một khi đã được sử dụng vào đòn đánh như một loại vũ khí thì đều phải được thực hiện dưới một kĩ thuật chuẩn xác, thoải mái nhất cho việc điều khiển và phát lực, hoặc chặn đỡ các đòn thế tấn công của đối thủ. Sau hàng trăm năm phát triển, tôn chỉ “không thủ đạo” của Karate vẫn luôn được giữ nguyên và phát triển.
Vì sao lại là “không thủ”?
Xuất thân là bộ môn võ thuật của những người nông dân Okinawa tay không tấc sắt, điều kiện trang bị vũ khí hạn chế, Karate ngay từ những mầm mống đầu tiên đã đặt mục tiêu quan trọng nhất là rèn luyện chính cơ thể con người thành vũ khí đáng sợ nhất. Con đường Karate chọn đã dẫn dắt bộ môn này trở thành một trong những môn võ huyền thoại không thể không nhắc đến trong lịch sử võ thuật nhân loại.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”97227″]
Phạm Vũ