Daido Juku hay ‘Kudo’ là một môn nhánh khá mới của Karate. Tuy nhiên môn võ này đang được cộng đồng chú ý do tính đối kháng toàn diện không thua kém gì võ thuật tổng hợp (MMA) mà lại còn giữ được tinh thần võ đạo.
Bộ Gi (võ phục của các môn phái đến từ Nhật Bản) ban đầu chỉ là trang phục của những người nông dân ở những vùng quê hẻo lánh. Do trang phục này khá thoải mái nên bỗng dưng nó trở thành võ phục luyện tập của nhiều môn võ. Theo tổ chức IKO Kyokushinkaikan “Sosai” (Được thành lập bởi Kuristina Oyama, con gái của tổ sư Mas Oyama’s) cho rằng, bộ Gi không đơn thuần là võ phục, nó còn mang giá trị tinh thần cho người tập. Khi mặc bộ Gi vào người bạn trở thành một đền thần và nhắc nhớ bạn đang đi trên con đường võ đạo.
Bạn không được nhảy múa hay hành xử côn đồ khi đang mặc Gi và phải có thái độ tôn trọng, đúng phẩm chất của một người học võ.
Với MMA, thể thức đối kháng phát triển nhất hiện nay. Mọi người đều có thể thấy sự hoàn hảo của thể thức này trong giao đấu và nó còn thu hút người xem bởi sự bạo lực của nó. Trong khi cả thế giới đang bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực và coi nhân cách du côn là thời thượng thi còn đó môn võ toàn diện và vẫn giữ được võ đạo. Đó chính là Kudo, môn võ đối kháng toàn diện, dùng cả đấm đá, vật và siết khóa, được sáng lập bởi đại sư Takashi Azuma vào năm 1981.
Azuma sinh năm 1949 và bắt đầu tập luyện Judo từ năm 16 tuổi. Bảy năm sau đó, ông bắt đầu phục vụ trong Quân đội Nhật Bản và tham gia tập luyện Kyokushin. Tuy được đánh giá là một thiên tài Kyokushin nhưng ông không đồng ý với những quan niệm gây hạn chế của bộ môn. Đó lý do ông lập ra Kudo – một thể thức tập luyện và thi đấu đối kháng mới mang đậm chất MMA
Dù MMA rất phát triển nhưng nó được xây dựng theo hướng giải trí và càng ngày càng rời xa tinh thần Budo (Võ Đạo). Thật đáng tiếc khi cộng đồng lại quan tâm chiến đấu mà không tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc củaVõ đạo.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà Võ Đạo hướng tới là luyện tập thể chất lẫn tinh thần và dùng sức mạnh đó để phát triển xã hội , Kudo là môn võ thực hiện điều này một cách hoàn hảo nhất.
Kudo Việt Nam cũng không khác mấy với tiền nhân của Kudo thế giới khi những người “đi mở cõi” cũng đều là những người tập luyện, thi đấu Karate nhiều năm.
Điển hình như người mang Kudo về Việt Nam – ông Nguyễn Trường Giang vốn là kiện Tướng môn Karate. Hiện ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được công nhận nhất đẳng huyền đai môn Kudo và được Liên đoàn Kudo Quốc tế (KIF)
Hay ông Đặng Đức Huy – Đại Diện Kudo Việt Nam, một hảo thủ Karate Kyokushin, hiện đang giữ đai nâu 2 kyu được NPO World Karate Organization Shinkyokushinkai công nhận.
Nếu như Kyokushin là một môn thuần striking thì Kudo mang xu hướng võ tổng hợp hơn khi sử dụng cả các kỹ thuật vật, khóa siết – một sự điều chỉnh mà đại sư Azuma tin rằng “sẽ giúp các võ sĩ chênh lệch về thể chất có thể thi đấu một cách công bằng và đầy tính cạnh tranh hơn”.
Kudo còn loại bỏ hoàn toàn các bài quyền khỏi giáo trình của mình mà tập trung vào việc rèn luyện kỹ thuật, thể chất và kinh nghiệm giao đấu. Bên cạnh đó, Kudo còn đặt trọng tâm vào tinh thần Võ Đạo như là một thành phần chính của chương trình luyện tập. Việc sử dụng mũ kính để bảo vệ toàn bộ vùng đầu và bộ Gi là đặc điểm của bộ môn này.
Tính đến thời điểm hiện tại, lớp võ Kudo ở Việt Nam chỉ mới xuất tại TP.HCM (7a Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình và Chung cư Riverside 53 Võ Trường Toản, An Phú, Quận 2) và Đà Nẵng (Clb võ thuật Hưng Đạo, Sơn Trà, Đà Nẵng).
Người phụ trách chuyên môn của Kudo Việt Nam là HLV người Nga – Andrey Statsenko người từng vô địch toàn nước Nga môn Kudo, HCĐ Kudo thế giới, hiện giữ đai đen 1 dan. Do đó người tập có thể an tâm tuyệt đối vào chất lượng giảng dạy của Kudo Việt Nam.
Kudo là sự lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai muốn toàn diện kỹ thuật đối kháng ở địa chiến hay đánh đứng. Dù hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nhưng với sự “cách mạng võ tổng hợp” trong những năm gần đây, chắc chắn Kudo sẽ nắm phần chủ đạo.
Quang Phượng