Mối quan hệ giữa Thái Cực Quyền và Khí công

Thái Cực Quyền (TCQ)  không phải khí công mà là quyền thuật . Có người dựa vào yêu cầu “tâm tĩnh” và “động tác và hô hấp kết hợp với nhau” mà bảo rằng TCQ là một hình thức của khí công . Nhận định này sai . TCQ chủ yếu là một loại vận động nhằm rèn luyện thân thể . TCQ và Thiếu Lâm quyền cùng thuộc vào loại vận động thể dục . TCQ và khí công khác nhau . Các điểm khác nhau là:

nick-sunrise-077-1024x595
Thái Cực Quyền (TCQ) không phải khí công mà là quyền thuật

     1. TCQ lấy “động” làm chủ , là một bài quyền được tạo thành bởi nhiều tư thế ưu mỹ . Khí công thì lấy “tĩnh” làm chủ . Tuy có biện biệt thành tọa công , trạm công , và ngọa công , nhưng lúc vận dụng , bất kỳ hình thức khí công nào cũng đều nhằm yêu cầu “nhập tĩnh” .

     2. Lúc luyện tập , TCQ yêu cầu “tinh thần nội liễm” , “tư tưởng tập trung” là biểu hiệu của “động trung cầu tĩnh” . Lúc luyện khí công , hô hấp kéo dài và dưới ảnh hưởng của sự hô hấp mà sự tuần hoàn của máu được xúc tiến , tác dụng chuyển hóa tăng nhanh . Như lúc luyện tĩnh tọa , bề ngoài trông thấy rất an tĩnh nhưng trong thân thể là cả một hòa điệu của sự hoạt động sinh lý . Khí công biểu hiệu cho “tĩnh trung cầu động” .

     3. Lúc tập TCQ , động tác và sự hô hấp kết hợp với nhau một cách tự nhiên . Sự co , duỗi , lớn , nhỏ của động tác TCQ ảnh hưởng đến không khí trao đổi trong lúc vận động , làm cho dung lượng khí trao đổi tương ứng với động tác không bằng nhau .

     Còn phương thức hô hấp của khí công , tuy có chia ra thành thuận hô hấp , nghịch hô hấp và hô hấp tự nhiên . Nhưng bất luận dùng phương pháp nào thì cũng đều là sự hô hấp có quy luật , đòi hỏi phải đều đặn , khó kết hợp với động tác .

    4. TCQ có ba loại tác dụng : kiện thân , khước bệnh ,và kỹ k…(là chiến đấu) , trong khi đó khí công chỉ có hai tác dụng đầu . Về phương diện trị liệu các bệnh mạn tính như sưng dạ dày , xệ dạ dày , huyết áp cao , khí công có hiệu quả hơn , cho nên mới được mệnh danh là “khí công liệu pháp” , trong khi đó TCQ chỉ được gọi là “y liệu thể dục” .

     TCQ và khí công đều có giá trị y liệu và kiện thân , cho nên có thể đồng thời luyện chúng để lấy sở trường của cả hai . Luyện khí công (như tĩnh tọa chẳng hạn) , tuy có thể thông qua sự hô hấp theo cách thức nhất định là cho máu tuần hoàn nhậm lẹ và tác dụng chuyển hóa trong cơ thể xảy ra mau chóng , nhưng thân thể vốn dĩ thiếu hoạt động , nên không thể rèn luyện gân cốt bắp thịt . Ðể bù vào khuyết điểm này , người tập khí công có thể tập TCQ để các bộ phận cơ thể có cơ hội hoạt động . Những người bệnh đang dùng khí công liệu pháp để điều trị mà tập thêm TCQ là tốt nhất , bởi vì trên phương diện y liệu thể dục thì những người ấy đâu còn thích hợp với các loại vận động kịch liệt nữa . Thật vậy , lấy TCQ làm loại vận động phụ trợ cho khí công liệu pháp để điều trị người bệnh thì hiệu quả rất tốt , làm giảm rất nhanh quá trình điều trị . Ðối lại , tình trạng “tâm tĩnh” củ lúc luyện TCQ có tác dụng ức chế đối với vỏ đại não không mạnh bằng lúc luyện khí công . Ðối với các bệnh mạn tính , dùng khí công điều trị thì có kết quả nhanh hơn .

     Vì vậy , người có bệnh mạn tính nên luyện khí công làm chính , và luyện TCQ để phụ trợ thì kết quả rất tốt . Người mạnh khõe  , nhất là người lao động trí óc và người già cũng nên kiêm luyện hai môn này , ích lợi vô cùng .

Quang Bình (Sưu tầm)

Nguồn: Maxreading