Những điều cần biết trước khi bắt đầu ‘thú vui’ weaponry fighting

Đối kháng vũ khí (weaponry fighting) được xem như “kẻ ngoại đạo” của làng võ thuật thế giới. Dù các kỹ năng vũ khí vẫn còn tồn tại trong nhiều môn võ thuật phổ biến như Karate, Võ cổ truyền… nhưng khái niệm “fighting” (đối kháng) khiến cho nó không dễ dàng có được sân chơi trong thời hiện đại.

5 lỗi sai cơ bản của người mới tập đối kháng vũ khí

5 môn võ thuật cổ điển có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại

Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của các kỹ thuật bảo hộ, sự phát triển gần đến đỉnh điểm của các môn combat sport tay không (Boxing, MMA, Kickboxing)… và các di sản kỹ năng vũ khí cổ vẫn được bảo tồn tốt, đối kháng vũ khí dần sống lại và trở thành một thú chơi đa dạng phát triển trên toàn thế giới. Và xin nhắc lại, nó là một thú chơi! Vượt xa giới hạn của một môn võ thuật nghiêm túc, weaponry fighting mang đến những trải nghiệm hết sức khác lạ và đôi khi mang tính giải trí.

CÁC TRƯỜNG PHÁI WEAPONRY ĐANG TỒN TẠI

Cần phải hiểu rằng Weaponry fighting là một thú vui, một niềm đam mê hết sức phong phú. Mỗi môn võ thuật có hệ thống kỹ thuật và quan điểm riêng về đối kháng vũ khí. Các hệ thống kỹ thuật này không chỉ có đặc điểm khác biệt mà còn có tính chất và độ hiệu quả khác nhau.

Để tìm hiểu, có thể xem thêm bài viết: 9 trường phái tiêu biểu của đối kháng vũ khí hiện đại

Dog Brothers Martial Arts – tổ chức đối kháng vũ khí tổng hợp thành công nhất hiện nay

Việc hiểu rõ về các trường phái đối kháng vũ khí không chỉ là sự chuẩn bị kiến thức cơ bản về những gì bạn sắp phải tập luyện mà còn giúp bạn tự so sánh, chọn lựa và điều chỉnh “cách chơi”. Ở một góc nhìn khác, một “thú chơi” thực sự đòi hỏi “dân chơi” cũng phải có lượng kiến thức sâu rộng về lĩnh vực. Nếu bạn đã yêu mến đối kháng vũ khí, vì sao lại ngại tìm hiểu?

Bạn có đủ “lầy” để chơi tới mức này?

BẢO HỘ NHƯ THẾ NÀO?

Bảo hộ là một trong những lý do lớn nhất khiến đối kháng vũ khí bị hạn chế phát triển trong thời hiện đại. Những cải tiến vượt bậc của các môn như Fencing, Kendo, các lối chơi như boffer hay Dog Brothers, Lorica… đã mở ra tương lai tươi sáng cho đối kháng vũ khí, giúp người tập luyện có thể đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như hướng weaponry fighting đến tương lai của một môn thể thao đối kháng chuyên nghiệp thực sự.

Đối kháng vũ khí theo phong cách châu Âu cổ điển

Tùy vào trường phái, sở thích và cả kinh nghiệm cá nhân mà bạn có thể xây dựng bộ bảo hộ cho thú chơi của mình. Ngoài một số đồ bảo hộ bắt buộc như gậy xốp, mũ bảo hộ… còn một số loại bảo hộ sẽ tùy thuộc vào hiểu biết hay trình độ của bạn. Chú ý các vị trí có xương lộ ra ngoài (không có cơ bắp che chắn) như bàn tay, cùi chỏ… vì đây là những vùng dễ tổn thương nhất bởi việc tập luyện và đối kháng vũ khí.

Giáp Lorica của dự án UWM – một trong những điểm sáng của đối kháng vũ khí hiện đại

https://www.youtube.com/watch?v=gBhvUgxfUjk

Chẳng có lý do gì để chúng ta thờ ơ về vấn đề bảo hộ cả. Nếu bạn tập để tự vệ hay nghiêm trọng hơn là để thực chiến trong những nghề nguy hiểm (bảo vệ chẳng hạn), yếu tố bảo hộ là cần thiết để giữ mình an toàn. Nếu bạn tập luyện chỉ vì niềm vui, bạn càng không có lý do gì để bầm dập cả.

CÓ NHỮNG AI SẴN SÀNG TẬP CÙNG BẠN

Thiếu người tập luyện cùng luôn là một trong những vấn đề lớn nhất của một người chơi đối kháng vũ khí. Kể cả những “tay chơi” nổi tiếng như Skallagrim (nhà sưu tầm vũ khí cổ hàng đầu Canada) cũng từng thừa nhận: “Tôi trải qua một giai đoạn rất dài phải tự “bơi” vì không có người tập cùng”.

Khác với những môn võ thuật khác, weaponry fighting không có nhiều “người chơi”. Khi bạn tập Boxing, không quá khó để tìm người giao lưu, thậm chí là với người tập luyện các môn võ như võ cổ truyền, Kickboxing, Muay Thái. Nhưng weaponry fighting thì khác. Dĩ nhiên đôi khi bạn có thể chấp nhận chơi cùng những người chưa biết gì về đối kháng vũ khí – chỉ có bảo hộ đầy đủ và “bem” nhau, nhưng cách này không đem lại hiệu quả tích cực.

Đội nhóm chơi weaponry fighting tại Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=OI5-UopYtes

Bên cạnh các bộ môn weaponry fighting vốn đã có từ lâu như Kendo, Fencing… Việt Nam cũng đã có một số đội nhóm tập luyện đối kháng vũ khí theo trường phái tổng hợp (theo khuôn mẫu của DBMA – Mỹ) và rất nhiều nhóm tự phát khác. Nhìn chung, số người chơi đối kháng vũ khí vẫn chiếm tỷ lệ thấp, vì vậy việc xác định rõ người mà bạn sẽ tập cùng, giao lưu cùng là rất quan trọng.

Boffer war – lối chơi đối kháng vũ khí đơn giản với mục đích… xả stress.

TẬP LUYỆN VÌ LÝ DO GÌ

Đây là điều quan trọng nhất quyết định việc bạn sẽ tập luyện như thế nào. Tập để tự vệ – bạn nên tìm hiểu những lối chơi tổng hợp như Dog Brothers. Nếu chỉ đơn giản để vui và xả  stress, học theo lối boffer war của thanh thiếu niên Âu Mỹ là ý rất hay. Nếu muốn thực sự có con đường lâu dài, chuyên biệt về một môn nhất định thì Fencing hay Kendo là lựa chọn hoàn hảo.

Kendo – một môn weaponry fighting với hệ thống và tư duy kỹ thuật riêng biệt

Hồ Võ