(Vothuat.vn) – Khởi nguồn từ những màn biểu diễn trong hội chợ ở Châu Âu vào thế kỷ 19, bộ môn đấu vật chuyên nghiệp theo dòng người nhập cư đến Châu Mỹ và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong nền văn hóa các nước, đặc biệt là Mỹ, Mexico và Nhật Bản.
Tên gọi Puroresu bắt nguồn từ cách phát âm tiếng Nhật của “Professional Wrestling” (Pro Wres.) Du nhập vào Nhật từ trước thế chiến thứ hai nhưng mãi đến năm 1951 bộ môn này mới thực sự bùng nổ. Được quảng bá bởi cựu võ sĩ sumo Rikidozan, ông đã mang đến cho người Nhật thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết: Những hình tượng anh hùng quả cảm và gan dạ luôn chiến thắng các thế lực xấu xa. Sau cái chết của Rikidozan vào năm 1963, Puroresu vẫn không ngừng phát triển và trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của Nhật Bản với hàng loạt võ sĩ nổi tiếng quốc tế như Antonio Inoki, Shinsuke Nakamura, Giant Baba, Tiger Mask và Kenta Kobashi.
Khác với đô vật Mỹ, Puroresu có hơi tàn bạo và mạnh mẽ hơn, do bộ môn này kết hợp cả những cả môn Judo, Karate, Sumo. Người Nhật không muốn xem những trận đấu giữa những người có trình độ thực sự, nên yêu cầu võ sĩ tham gia đều phải biết võ.
Với tính kỷ luật cao, nghiêm túc trong công việc và không ngại thực hiện các pha nhào lộn nguy hiểm, bọn họ được đón nhận như luồng gió mới cho các công ty Mỹ. Sau khi rời bỏ hãng NJPW và ký hợp đồng với WWE, Shinsuke Nakamura, ông hoàng Puroresu, ngay lập tức thể hiện đẳng cấp của mình khi mang đến cho khán giả Mỹ một trong những trận đấu hấp dẫn nhất lịch sử.
Muhammad Ali đấu Antonio Inoki
Từ takoyaki.asia