Sumo – nét tinh hoa văn hóa Nhật Bản

Sumo – môn võ truyền thống của Nhật Bản. Nó không chỉ là môn võ để tranh tài mà nó thể hiện tinh hoa văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng truyền thống của Nhật. Với người Nhật Bản thì Sumo không chỉ là một môn thể thao thuần túy nó còn là một tôn giáo của dân tộc, nó khởi đầu như một nghi thức thần đạo. Võ đài Sumo không chỉ là sân thi đấu thông thường mà còn là một nơi linh thiêng, đượm màu sắc tôn giáo. Từ thuở sơ khai, Sumo được biểu diễn như là một hình thức tế lễ trong nông nghiệp với ước mong một mùa màng tươi tốt của nông dân Nhật Bản.

Sumo được tổ chức thuộc loại cổ xưa nhất thế giới, cách đây chừng 1500 năm. Trong tác phẩm – Kojiky một tác phẩm nói về sự oanh liệt của các cuộc chiến Sumo bằng thơ được viết từ năm 719. Vào thế kỷ 9, môn võ này được dùng trong nghi lễ cung đình. Đến thế kỷ 18, Sumo phát triển thành một hình thức giải trí quần chúng rất được yêu thích. Những năm gần đây, trên thế giới rất nhiều người quan tâm đến Sumo. Số lượng võ sĩ Sumo chuyên nghiệp người ngoại quốc không ngừng tăng lên.

sumo
Sumo – nét văn hóa độc đáo của đất nước Nhật Bản

Sumo gắn liền hơn với những nghi lễ tôn giáo của Nhật Bản khi những Sumotori (võ sĩ Sumo) vốn là những người có nhiệm vụ hành quyết và đe dọa quân địch đầu hàng. Võ đài Sumo được tẩy uế trước cuộc đấu bằng cách tung muối. Những võ sĩ Sumo vỗ tay thật lớn để kêu gọi sự chứng kiến của các vị thần linh, mong có được sức mạnh như những vị thần trong huyền thoại. Võ đài thi đấu của các võ sĩ sumo được gọi là Dohyo với đường kính 4,55 mét. Vòng tròn được bện bằng rơm khô nằm lọt thỏm bên trong cái bệ cao hình vuông làm từ đất sét trộn với cát. Bên trên võ đài dohyo là mái che treo Tsuriyane được thiết kế cầu kỳ. Mái che mô phỏng theo kiến trúc của mái đền Thần Đạo. Điều này thể hiện sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tín ngưỡng Thần Đạo trong sumo. Võ đài đúng qui tắc phải được thiết kế dựa trên 3 yếu tố cơ bản mang tính biểu tượng như sau: mái che treo tsuriyane hình tam giác, võ đài dohyo có hình tròn và phần bệ của võ đài hình vuông Võ đài sumo là không gian linh thiêng tượng trưng cho một ngôi đền Thần đạo.

cac vo si sumo het minh tren san tap
Các võ sĩ Sumo hết mình trên sàn tập

Trận đấu Sumo đầu tiên được tiến hành năm 642. Năm 858, Nhật hoàng Seiwa đã chiến thắng trong những trận đấu Sumo năm đó và ông đã góp công lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của môn võ độc đáo Sumo. Cho đến thế kỷ thứ 12, sumo trở thành môn võ với nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong chiến đấu và sau đó trở thành môn Võ diễn trong các lễ hội tại các ngôi đền vào thời kỳ Edo (1603-1868), việc tổ chức thi đấu Sumo và phân biệt đẳng cấp trong những Sumotori đã được hoàn thiện. Nhưng đến cuối thời Minh Trị (1868-1912) Sumo lần đầu tiên được gọi là môn thể thao dân tộc của Nhật Bản và được duy trì cho đến ngày nay. Trong 1 trận đấu, sự thắng bại của mỗi võ sĩ được định đoạt rất nhanh. Mỗi trận đấu sumo thường chỉ kéo dài vài giây đến 1 phút. Võ sĩ được xem là chiến thắng khi đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn dohyo hoặc quật ngã đối phương xuống sàn đấu.

vo si sumo
Các Sumo ngày càng hấp dẫn đối với người ngoại quốc. Nhật Bản thường xuyên tổ chức các giải đấu, buổi trình diễn cho các võ sĩ Sumo thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Trọng tài trong trận đấu sumo được gọi là Gyoji. Ngoài nhiệm vụ phân định thắng thua, trọng tài còn chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu.

Cũng như các đấu sỹ, trọng tài cũng có nhiều cấp bậc, cấp cao nhất gọi là Tate-gyoji. Những trọng tài ở cấp bậc này mặc trang phục truyền thống giống như các vị thầy tu trong Thần Đạo. Khi điều khiển một trận đấu, tay phải trọng tài cầm 1 cây quạt gỗ, trên thắt lưng giắt 1 chiếc dao găm.

Các cấp bậc của lực sĩ Sumo chuyên nghiệp:

Yokozuna (hoàng cương): cấp cao nhất. Ozeki đúng ra là tước hiệu. Có một hội đồng do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chỉ định sẽ xem xét và phong các lực sĩ cấp bậc Ozeki lên cấp bậc cao nhất này.

Ozeki (đại quan): cấp bậc phong cho các lực sĩ bậc Sekiwake từng thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo liên tục. Trong trường hợp hai giải đấu liên tiếp, Ozeki có số trận thắng ít hơn số trận thua sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake. Trước khi có cấp bậc Okozuna, thì Ozeki là cấp bậc cao nhất trong Sumo.

Sekiwake (quan hiếp): là cấp bậc phong cho các lực sĩ Komusubi liên tục trong nhiều mùa giải có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong mỗi mùa hoặc có một mùa giải có số trận thắng rất nhiều (thường là 10 trận thắng trở lên). Nếu đang là Sekiwake mà có một mùa giải có số trận thắng ít hơn số trận thua, lực sĩ sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Komusubi.

Komusubi (tiểu kết): là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.

Ozeki, Sekiwake và Komusubi tạo thành nhóm lực sĩ Sanyaku (tam dịch).

Maegashira: là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp Makuuchi (mạc nội) (bốn cấp cao hơn gồm cấp cao nhất Yokozuna và ba cấp trong Sanyaku).

Các lực sĩ trong nhóm Makuuchi thi đấu riêng trong một giải đấu 15 trận. Theo quy định từ năm 2004 của Hiệp hội Sumo Nhật Bản, nhóm Makuuchi chỉ có 42 lực sĩ.

Juryo: là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang đấu, thì Lực sĩ Juryo có thành tích tổt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi.Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo.

phat trien du lich
Một trong những hình thức phát triển du lịch của Nhật Bản từ hình ảnh võ sĩ Sumo
10714095_663281493779738_8097779898706856048_o
Sumo luôn thu hút du khách mỗi khi đến thăm quan Nhật Bản

Điều đặc biệt là danh hiệu cao quý nhất dành cho võ sĩ Sumo không chỉ dành riêng cho người Nhật Bản. Một điều đặc biệt là Sumo là một môn mà nữ giới hoàn toàn không được tham gia, trong bất cứ lãnh vực nào ngoại trừ làm khán giả, các nữ giới không được đến gần sàn đấu trong vòng 2 thước, không được trợ giúp trong mọi việc huấn luyện, nấu ăn, giặt ủi. Thời gian trước năm 1940 phụ nữ đến xem các cuộc đấu Sumo, họ phải trả với 1 giá mắc hơn nam giới, phải tôn trọng 1 số quy ước ngầm (Kimono sạch sẽ, không được cười ngả ngớn, phải đi với chồng hoặc chủ nhân v.v..)

Nhìn những võ sĩ Sumo to béo dữ dội, chắc bạn sẽ nghĩ đây là trò chơi bắp thịt, nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Sumo là môn thể thao đầy tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Trong Sumo không phải sức mạnh bắp thịt mà chính sự khéo léo và khôn ngoan mới là yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng. Hiện nay môn võ Sumo – một đại biểu của tinh thần văn hoá Nhật Bản không chỉ phát triển ở đất nước hoa anh đào mà còn mở rộng trên toàn thế giới.10608771_663281503779737_5584405530464221937_o 10682256_663281560446398_1532937159418300219_o 10700506_663281520446402_4300282492059091651_o

to beo khong lo
Những võ sĩ Sumo có thân hình to bé, khổng lồ

DANH TRUNG (Tổng hợp)