Võ thuật đối kháng là một môi trường khắc nghiệt dành cho bất kì ai. Dù vậy nhiều người khuyết tật vẫn hăng say yêu mến và vượt qua thử thách để chứng tỏ bản thân.
- Taekwondo người khuyết tật: Không chỉ là võ thuật mà đó là tinh thần nhân văn, thượng võ
- Video|Tổng hợp Giải Taekwondo châu Á: VĐV người khuyết tật gây ấn tượng, Việt Nam có huy chương đầu tiên
Giải Taekwondo người khuyết tật châu Á mở rộng 2018, chúng ta đã thấy rất nhiều VĐV bị khiếm khuyết trên cơ thể nhưng vẫn thi đấu rất mạnh mẽ trên sàn đấu.
Trong môn Taekwondo dù chỉ dùng đòn chân nhưng đôi tay cũng rất quan trọng. Khi bạn tung đòn đá bạn cần giữ được trọng tâm cơ thể và đôi tay chính là công cụ để điều khiển sự cân bằng của cơ thể. Hơn nữa trong thi đấu đối kháng, đôi vốn còn dùng để gạt đỡ đòn đá của đối thủ.
Thật bất ngờ trong giải đấu lần này có một số VĐV mất cả hai tay. BTC xác định có 4 loại khuyết tật ở 6 hạng cân nam và nữ. Các VĐV thi đấu giống với luật đối kháng thông thường nhưng không được đá vào mặt nhau.
Một nữ võ sĩ khuyết tật người Iran – Mahtab Nabavi chia sẻ: “Tôi mất cả hai đôi tay khi vừa mới sinh nhưng tôi rất yêu môn võ Taekwondo. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia thi đấu, mặc dù nhận thất bại nhưng tôi sẽ không từ bỏ mà tiếp tục thi đấu và chuẩn bị cho những giải đấu trong tương lai”.
Các VĐV người khuyết tật đến từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chính thức nhập cuộc tại Giải Taekwondo người khuyết tật châu Á mở rộng 2018. Giải đấu được diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM quy tụ 120 VĐV tranh tài. Đây là lần đầu tiên các VĐV người khuyết tật thi đấu tại Việt Nam. Nước chủ nhà không tham gia thi đấu do không có VĐV.
https://youtu.be/ef4e8PZzYos
Quang Lữ