5 điều thú vị từ phim ngắn võ thuật “Vượt lên chính mình”

Trong số các hoạt động bên lề Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF), phim ngắn “Vượt lên chính mình” nhanh chóng trở thành tâm điểm của cộng đồng võ thuật.

Diễn viên Hồng Ánh đánh giá cao phim ngắn của Taekwondo Việt Nam

Một vòng đại bản doanh của đội tuyển quyền Taekwondo Việt Nam

KÝ ỨC TRỞ VỀ

Êkip làm phim vốn chưa từng thực hiện một dự án nào liên quan đến võ thuật, và hầu hết thành viên cũng không hề tập luyện môn võ nào. Vì thế, ngay từ những bước chuẩn bị đầu tiên như lên ý tưởng, viết kịch bản cho đến dựng phim, “Vượt lên chính mình” phụ thuộc rất nhiều vào chàng trai thú vị Lê Hoàng Anh Tú.

15435683_1268069079920703_1114610379_n

Một người làm phim trẻ, 3 năm kinh nghiệm (một con số không đáng kể đối với lĩnh vực đòi hỏi độ “chín” như làm phim), 6 tháng tập luyện Taekwondo thời còn học cấp 3 (cũng không đủ nhiều để thấu hiểu mọi thứ về bộ môn), thời hạn 2 tuần để hoàn thành tác phẩm, những người đồng nghiệp trẻ và yêu nghề… đó là tất cả những gì mà chàng trai sinh năm 1992 này có được trước khi bắt đầu dự án.

Tự biết mình không có nhiều “vốn” ý tưởng cho tác phẩm phim ngắn mang ý nghĩa hết sức quan trọng này (góp phần chào mừng Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VTF), Anh Tú đã quyết định đi theo con đường đã dẫn dắt anh và cả ê kíp đi đến thành quả đáng ghi nhận.

Đó là con đường hồi tưởng lại chính ký ức tình cảm của chính anh với Taekwondo – bộ môn mà Tú từng có cơ hội tập luyện thời cấp 3 nhưng rồi lại phải bỏ ngang vì tập trung vào lớp chuyên. Nỗi lo ngại về việc thiếu kiến thức chuyên môn nhanh chóng trở thành động lực đối với anh Tú. Chính sự thiếu hiểu biết, ngây ngô của anh về Taekwondo đã để lại một khoảng trống rất lớn, khoảng trống mà những nhân vật quan trọng khác đã lấp đầy trong “Vượt lên chính mình”.

"Làm phim này chúng tôi mới hiểu đời thường của các VĐV quốc gia cũng bận rộn và đôi khi khó khăn đến mức nào" - Anh Tú chia sẻ.
“Làm phim này chúng tôi mới hiểu đời thường của các VĐV quốc gia cũng bận rộn và đôi khi khó khăn đến mức nào” – Anh Tú chia sẻ.

KHI ĐẠO DIỄN HÓA THÂN VAI PHẢN DIỆN

Chia sẻ với VoThuat.VN, Anh Tú cho biết: “Chính nhân vật “xém” phản diện Hamizah là hình ảnh của Tú trước đây. Đó là một người trẻ, háo thắng, chú trọng cái vẻ ngoài mạnh mẽ và thực tế của võ thuật như một cách khẳng định bản thân thay vì quan tâm đến những giá trị tinh thần”. Đây cũng chính là mấu chốt để Tú xây dựng nên mâu thuẫn giữa các nhân vật Hamizah và Châu Tuyết Vân.

Lê Hoàng Anh Tú, người góp công lớn trong sự thành công của tác phẩm phim ngắn kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn VTF.
Lê Hoàng Anh Tú, người góp công lớn trong sự thành công của tác phẩm phim ngắn kỷ niệm 20 năm thành lập Liên đoàn VTF.

NGƯỜI THẦY GIẤU MẶT

Nếu như Tuyết Vân “mặc định” trở thành chỉ đạo võ thuật cho êkíp làm phim thì HLV Nguyễn Thanh Huy (Phó Chủ tịch Hội đồng kỹ thuật VTF, HLV trưởng tuyển quyền Taekwondo Việt Nam) lại là người định hình nên giá trị nhân văn thể hiện trong tác phẩm.

Tuy phải bận rộn với nhiều công việc chuẩn bị cho chuỗi sự kiện mừng Lễ kỷ niệm, HLV Nguyễn Thanh Huy vẫn tích cực hỗ trợ êkíp từ từng điều kiện hậu cần, giấy phép quay phim,… và đặc biệt là một sự tư vấn hoàn chỉnh, sâu sắc.

Từ ý tưởng cá nhân, Anh Tú đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những cuộc trò chuyện với người thầy lớn của làng quyền Taekwondo Việt Nam. Từ đây, anh bắt đầu hiểu về hành trình của những võ sinh Việt đầu tiên làm võ nhạc theo con đường chuyên nghiệp, định hình rõ ràng những giá trị nhân văn cần được truyền tải trong phim cũng như cách mà một “người võ” thực sự có thể truyền tải được thông điệp đó mà không cần đến yếu tố bạo lực – điều vốn đã là định kiến về làng võ.

Hình tượng người võ sinh giấu mặt được lấy ý tưởng từ HLV Nguyễn Thanh Huy.
Hình tượng người võ sinh giấu mặt được lấy ý tưởng từ HLV Nguyễn Thanh Huy.

Những gì HLV Nguyễn Thanh Huy truyền đạt lại gây ấn tượng lớn đến mức đạo diễn Anh Tú quyết định “đo ni đóng giày” hẳn một vai diễn cho thầy – người đàn ông với võ phục Taekwondo đã cảm hóa và dẫn dắt nhân vật Hiếu Nghĩa theo con đường võ thuật. Tuy nhiên, với sự từ chối của HLV Nguyễn Thanh Huy về việc trực tiếp tham gia, Anh Tú đã buộc lòng phải xây dựng nên hình tượng của một người võ sĩ giấu mặt, người đã lật ngược hoàn toàn tình tiết của phim.

“Tôi vẫn muốn giữ hình tượng đó lại để liên tưởng tới thầy Thanh Huy. Ngoài đời thực thầy Huy cũng thế, đôi khi không cần dùng võ nhưng vẫn khiến người khác thấy mến, thấy cảm phục cái lòng của người võ, giống như nhân vật giấu mặt trong phim vậy” – Anh Tú bình luận.

TÁI HIỆN MÂU THUẪN “VÕ NHẠC”

Mâu thuẫn giữa “võ nhạc” và “võ chính tông” với hai đại diện là Tuyết Vân và Hamizah trong phim thực chất cũng chính là mâu thuẫn từng có trong cộng đồng. Kể từ khi võ nhạc Taekwondo bắt đầu hình thành và đi vào hoạt động bài bản, đã có nhiều ý kiến trái chiều về ý nghĩa thực sự của võ nhạc trong đời sống cộng đồng, và liệu xu hướng mới này có làm mất đi giá trị nguyên bản của võ thuật hay không. Đó cũng là điều mà những người làm võ nhạc Việt Nam luôn rất băn khoăn, trong đó có HLV Nguyễn Thanh Huy.

15450937_1268069046587373_1227127175_n

Một lần nữa, mâu thuẫn đó được tái hiện, nhưng không phải trong một cộng đồng lớn mà giữa chính những nhân vật trong một tập thể nhỏ. Điều đó càng đặt trọng trách lên vai những người làm phim: “Làm sao để có thể truyền tải được thông điệp cuối cùng một cách thuyết phục, một lối đi hòa hợp giữa võ thuật nguyên bản và võ nhạc?”

THÔNG ĐIỆP PHIM, TỪ CÁ NHÂN ĐẾN CỘNG ĐỒNG

“Sức mạnh của một cá nhân không bao giờ là đủ”, đó cũng chính là câu nói đắt giá trong phim. Điều thú vị rằng câu nói đó không đến từ ý tưởng của Anh Tú mà được xây dựng từng ngày, từ những khó khăn mà Anh Tú đã vượt qua được nhờ sự hỗ trợ của đoàn làm phim cũng như các võ sinh. Và vô tình thay, câu nói đó lại mang ý nghĩa kép.

Đó chính là lý do “võ nhạc” cần phải tồn tại. Quan điểm “võ thuật chính tông” thuần chất đấm đá bạo lực không còn là điều phù hợp với thời đại này. Võ thuật luôn ẩn chứa giá trị giáo dục, khả năng truyền cảm hứng to lớn mà chúng ta chưa khai thác hết. Chính Chủ tịch Chungwon Chuoe cũng từng bày tỏ: “Chúng ta phải cho thế giới thấy Taekwondo làm được nhiều điều hơn là một môn võ thuật thuần túy”

Hậu trường phim.
Hậu trường phim.

Võ nhạc vốn không hoàn toàn thuộc về nguyên bản của Taekwondo, nhưng nó laiạ gánh vác một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện đại, đó là khơi gợi niềm yêu thích và quan tâm của cộng đồng đối với bộ môn. Trong khi đó, ở mỗi cá nhân, võ nhạc cũng đem lại nhiều giá trị nhân văn sâu sắc như sự nỗ lực, kỷ luật và tinh thần đồng đội.

Riêng khía cạnh này, đoàn làm phim đã  hoàn thành sứ mệnh được võ nhạc Taekwondo giao phó: truyền đạt lại những thông điệp ý nghĩa.

https://www.youtube.com/watch?v=gvhFchjDRvE&t=25s

Y.N