Võ thuật không dừng lại ở những hình thức bộ môn đã được xác định mà chuẩn hóa mà luôn phát triển, sáng tạo không ngừng (dù đôi khi theo cách khá… dị hợm). Combaton là một ví dụ như thế.
Clip vui – Những pha “chôm” mũ bá đạo tại UFC
Clip vui – Sự khác biệt giữa võ thuật đời thực và điện ảnh
Ý tưởng về Combaton được hình thành từ khoảng 1998 nhưng mãi đến năm 2004, trận đấu đầu tiên mới được tổ chức dưới sự điều hành của “nhà phát minh” Steve Blanton – người đã dành nhiều năm suy nghĩ về việc kiến tạo một trò chơi có sự tham gia của Taekwondo. Tuy có hình thức khá “bựa” nhưng sự thật Combaton ngay từ đầu đã được định hướng như một môn thể thao rõ ràng với hệ thống luật được xây dựng bài bản. Chính Chủ tịch Hiệp hội Taekwondo bang Florida (Mỹ) cũng thừa nhận David Turnbull cũng thừa nhận sự thú vị và ấn tượng của trò chơi này. Ngày nay, Combaton đã có đội chơi chuyên nghiệp (hầu hết là võ sinh Taekwondo) và cả trang web riêng.
Cái tên “Combaton” được ghép giữa “Combat” (đối kháng) và “Baton” (Chiếc gậy, một trong những yếu tố quan trọng của trò chơi). Luật chơi cơ bản như sau:
- Có 2 đội chơi (Đội phòng thủ và đội tấn công), mỗi đội 6 người và tất cả thi đấu trên 1 sân rộng 16 x 30m.
- Đội phòng thủ sẽ giữ “pole”, một khúc gậy dài được treo cao. Đội tấn công sẽ giữ “baton” (gậy).
- Một người trong đội tấn công sẽ giữ baton. Trong mỗi đợt tấn công, người giữ baton được quyền làm rơi và nhặt baton với số lần không giới hạn, nhưng chỉ được chuyền baton duy nhất một lần. Người giữ baton là người duy nhất có quyền tấn công “pole”, như vậy ở mỗi đợt tấn công chỉ có hai người có khả năng tấn công pole. Nếu người giữ baton bị đá knock out, người khác được quyền nhặt baton mà không đợi chuyền.
- Mỗi đội sẽ có 3 đợt tấn công. Nếu họ mang được baton vào Strike Zone (vùng 12m từ pole trở ra), họ được cộng thêm 3 đợt tấn công. Khi hết các đợt tấn công, họ sẽ đổi vị trí Tấn công – phòng thủ.
- Tất cả người chơi được quyền tấn công lẫn nhau với các đòn đá (toàn bộ phần trên cơ thể) và đấm (chỉ được đấm ngực và sườn, không đấm mặt), khá giống Taekwondo. Các người chơi không chịu trách nhiệm khi đánh knock out đối thủ, kể cả khi đó là người giữ baton.
- Người giữ baton sẽ ghi điểm khi đá chạm được pole. Cụ thể: 3 điểm với đòn đá bình thường, 4 điểm với đòn đá xoay trên 180 độ và 5 điểm khi đá xoay trên 360 độ.
Nhìn chung, đây rõ ràng là “đứa con lai” giữa Taekwondo (hình thức kỹ thuật) và Bóng chày (yếu tố tấn công – phòng thủ).
Trò chơi này vui, thú vị và… tàn khốc như thế nào, câu trả lời nằm trong video clip sau đây:
Phạm Vũ