Tiệt quyền đạo còn được được gọi là Triệt quyền đạo. Phiên âm tiếng Quảng Đông là Jeet Kune Do. Môn võ này cực kỳ chú trọng đến hiệu quả và thực tế. Vậy nguồn gốc ra đời, đặc điểm và các kỹ thuật căn bản trong tiệt quyền đạo là gì? Cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của tiệt quyền đạo

Võ sư sáng lập tiệt quyền đạo là Lý Tiểu Long. Tiếng hán của tiệt quyền đạo là 截拳道. Với mục tiêu cắt đứt đường quyền của đối thủ trước khi họ kịp trở tay, nên nó mới được đặt tên là Tiệt quyền đạo, trong đó “Tiệt” có nghĩa là “cắt đứt.

Môn võ được kết hợp giữa các bộ quyền Trung Hoa và một số môn thể thao phương Tây (như Quyền Anh, gym,…). Đối với tiệt quyền đạo, bộ tấn và cách di chuyển đóng vai trò rất quan trọng, cần được tập luyện thường xuyên.

Tiệt quyền đạo có nguồn gốc từ Trung Quốc

Đặc điểm của tiệt quyền đạo

Sau đây là các điểm đặc trưng ở môn võ tiệt quyền đạo:

Tính phối hợp

Tính phối hợp là sự phối hợp giữa âm và dương. Trong võ tiệt quyền đạo, lúc nào phòng thủ cũng đi kèm với tấn công. Khi đối phương tấn công là thời điểm để lộ sơ hở. Lúc này bạn cần phán đoán ý đồ của đối thủ để ngăn chặn đòn đánh nhanh chóng, đồng thời đưa ra chiêu phản kích tốc độ. Ánh mắt luôn hướng về đối thủ.

Tính chuẩn xác

Là mức độ ra đòn chính xác, đúng kỹ thuật, đúng động tác, mà không làm hao tổn nhiều sức lực. Lực dồn vào cổ tay, cổ chân cần mạnh, linh hoạt và chú trọng tốc độ nhanh khi ra đòn.

Tiệt quyền đạo cần ra đòn chính xác, đúng kỹ thuật

Tính uy lực

Uy lực trong môn võ tiệt quyền đạo hông chỉ vận dụng toàn bộ sức mạnh mà nó còn là sự hợp lực giữa 3 yếu tố, gồm sức mạnh – thời điểm – tốc độ. Một đòn đánh được dồn hết sức lực vào sẽ cho sức công phá cao, mặc dù độ co kéo của cơ bắp không thay đổi.

Để tạo được uy lực lớn, bạn cần vận dụng lực lên các xung lực thần kinh. Các xung lực thần kinh sẽ tập trung rất nhiều sợi nhằm thúc đẩy cơ bắp hoạt động. Đồng thời tạo ra tác động nghịch ứng vào cơ bắp, làm giảm nhẹ sự đề kháng.

Tính bền bỉ

Sự bền bỉ trong tiệt quyền đạo được tạo ra khi người tập không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân cũng như thử thách giới hạn của mình. Mỗi đòn trong tiệt quyền đạo đòi hỏi tính bền bỉ và gia tăng tần suất từ từ trong thời gian dài.

Tính thăng bằng

Tính thăng bằng trong võ tiệt quyền đạo ý nói trạng thái ổn định của cơ thể khi ở nhiều tư thế động hoặc đứng yên. Để giữ được thăng bằng, người tập cần duy trì tính tập trung cho cơ các bộ phận, bao gồm bàn chân, ống chân, thân hình và đầu.

Kết hợp các động tác đấm đá, tiến, lui, đổi hướng cùng tốc độ, uy lực tối đa và sự thăng bằng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ thuật một cách tốt nhất.

Thăng bằng trong tiệt quyền đạo

Tính cảm nhận

Là quá trình tự cảm nhận, tự nhìn nhận tư thế của bản thân đã đúng kỹ thuật, phù hợp với bản thân chưa. Tính cảm nhận càng cao càng giúp bạn có sự tương thích hòa hợp giữa thân xác và nhịp điệu.

Tính thị giác

Rèn luyện thị giác giúp bạn tập trung tầm nhìn vào đối phương. Trong thị giác, động tác giả là phương pháp căn bản khiến đối thủ phải bối rối trước khi hành động.

Tính tốc độ

Tốc độ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong tiệt quyền đạo. Nó bao gồm cả thời gian nhận thức và thời gian phản ứng.

Tốc độ được chia thành năm loại:

  • Tốc độ tri giác: Giúp bạn nhìn thấy nhanh chóng kẽ hở, điểm yếu của đối phương. Từ đó gỡ được các đòn đánh và khiến đối thủ rơi vào thế bị động, bối rối.
  • Tốc độ tâm lý: Khả năng phán đoán nhanh giúp vô hiệu hóa các đòn tấn công của đối thủ.
  • Tốc độ khởi đầu: Khởi đầu nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật, giữ vững tinh thần tự tin.
  • Tốc độ thể hiện: Động tác nhanh gọn, chính xác, hiệu quả.
  • Tốc độ biến đổi: Khả năng chuyển hướng sáng tạo, bất ngờ, có thể làm chủ được sự thăng bằng.

Để gia tăng tốc độ cần chú ý 5 đặc tính:

  • Tính lưu động.
  • Tính bật nảy, đàn hồi.
  • Tính đề kháng.
  • Tính cảnh giác.
  • Tính tưởng tượng và dự báo.

Các yếu tố tạo nên tốc độ tối đa là:

  • Khởi động ban đầu giúp tăng tính đàn hồi, mềm dẻo.
  • Sự co cơ lần đầu và sự co cơ từng phần.
  • Tư thế đứng hợp lý.
  • Tập trung cao độ.
  • Tập thói quen tri giác mau lẹ, phản ứng nhanh.
Tiệt quyền đạo yêu cầu tốc độ ra đòn nhanh, gọn, chính xác

Tính đúng lúc

Tốc độ và tính đúng lúc bổ sung cho nhau, bởi lúc này khả năng đánh trúng mục tiêu là rất lớn.

Những kỹ thuật căn bản trong tiệt quyền đạo

  • Cảnh giới trang.
  • Luyện bộ pháp.
  • Luyện thủ pháp
  • Tay quyền

Đòn đấm thẳng tay trước và sau
Đòn đấm chéo tay trước và sau
Đòn đấm thọc đoản quyền liên tiếp.
Đòn đập ngang tay trước và sau
Đòn Đập xuống tay trước và sau
Đòn bổ xuống tay trước và sau
Đòn đấm vòng tay trước và sau
Đòn móc hết tay trước và sau
Đòn móc
Đòn móc xúc tay trước và sau
Đòn vung hết tay trước và sau
Đòn rơve hai tay
Đòn vẩy mu tay trước
Đòn tạt mắt quyền
Đòn Xúc ngược cạnh quyền.
Quyền cắm đốt thứ hai tay trước và sau.

Chỏ pháp (Chỏ ngang, chỏ dập, chỏ thọc, chỏ cắm, chỏ láy, chỏ tạt).

Chưởng pháp (cạnh đao, đao ngược, lòng chưởng, chưởng căn, lưng chưởng…)

  • Cước pháp

Bàn long lướt chân trước

Bàn long trượt chân trước.

Bàn long thọc chân truớc.

Bàn long cắm chân trước ( cao cấp )

Bàn long vươn chân sau.

  • Thọc gót hậu chân sau
  • Đá tống

Tống trượt trước

Tống trước

Tống sau

  • Đá quẹt chân trước
  • Vòng cầu và phang ống

Vòng cầu chân trước và sau.

Phang ống chân trước

Phang ống chân sau

  • Đá bật mu hạ bộ

Bật trượt chân trước

Bật chân sau

Bật ngược chân trước

  • Đá đạp chân trước và sau
  • Đá dậm
  • Điểm cước ( vào ống chân đối phương )
  • Đập từ trên xuống
  • Đá chặn lòng bàn chân.
  • Đá quét thuận và quét nghịch
  • Đầu gối (gối đâm, gối xúc, gối vòng, gối bay, gối cắm)
  • Hất hông vào xương chậu đối thủ
  • Hất vai trước
  • Kỹ thuật vật nhanh
  • Kỹ thuật đỡ và đánh cùng lúc.
  • Kỹ thuật né tránh phản công vào trung tuyến

Như vậy với những thông tin trên đây, bạn đã nắm rõ đặc điểm, nguồn gốc của bộ môn tiệt quyền đạo. Để đảm bảo việc luyện tập hiệu quả, bạn nên kết hợp nhiều yếu tố quan trọng đã được chúng tôi liệt kê chi tiết trong bài viết nhé.

Theo vuavothuat

Nguồn: saigonthethao.vn | Copy Link