Sự thật rằng Cầm nã không chỉ xuất hiện trong võ thuật Trung Hoa, mà gần như tồn tại trong kho tàng võ thuật của hầu hết các dân tộc ở mọi châu lục. Trong tiếng Anh, có một từ mô phỏng khái niệm cầm nã, đó là “grappling”.
Tổng hợp kiến thức về Cầm nã thủ (Phần 1)
Giới thiệu Cầm nã thủ và một số chiêu thế
Nguyên lí phân cân thác cốt
1. Phân cân
Trong tiếng Hoa, Phân cân bao gồm dây chằng, gân hoặc cơ bắp.
Phân cân hoặc trảo cân là nhằm chỉ các thế chộp cơ thể gây rách dây chằng hay cơ của đối thủ và đôi khi làm bung điểm nối dài dây chằng và xương.
Cơ chứa đựng các dây chằng và nhiều đường khí. Nếu bạn xé rách cơ hoặc dây chằng, không chỉ bạn gây ra cảm gác đau được não ghi nhận mà bạn còn tác động lên khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự hoạt động bình thường của các cơ quan.
Một cơn đau cao độ có thể làm với xáo trộn việc lưu thông bình thường của khí và làm thương tổn trầm trọng nội tạng, thậm chí có thể đem đến tử vong. Do đó,trường hợp cảm giác đau dâng cao quá mức não bộ có thể gây kích ngất để hóa giải.
Bởi khi bị rơi vào tình trạng bất tỉnh, sự luân chuyển của khí giảm hẳn tốc độ, và điều này giúp hạn chế các thương tổn gây ra cho các cơ quan và có thể cứu được sinh mạng.
Phép cầm nã phân cân chính yếu có hai cách làm giãn cơ và dây chằng. Một cách là vặn và gập khớp. Vặn khớp đồng nghĩa với việc vặn cơ và dây chằng của khớp liên hệ . khi bạn gập khớp lại bạn có thể làm bung dây chằng hay làm rách cơ. Cách thứ hai là căng dãn cơ và dây chằng thay vì vặn. Phương pháp này áp dụng vào các ngón tay rất dễ dàng
Mặc dù các đòn cầm nã được gọi là Trảo cân thường được xếp cùng các chiêu thức của Phân cân thế nhưng nhiều hành giả Trung Hoa phân biệt thành hai loại khác nhau vì phương thức dùng để tác động vào cơ là khác nhau. Trảo cân sử dụng công lực của các ngón tay để chộp, ấn và bấm, kéo các cơ lớn hoặc các dây chằng của đối thủ. Sức kéo tạo ra cơn đau do căng dãn quá mức của các sợi cơ hoặc sợi dây chằng. Vai là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với các loại cầm nã này.
2. Thác cốt
Chữ “Thác” theo Thiều Chửu có nghĩa là mài dũa, lẫn lộn, lầm lẫn, lệch lạc. Như vậy “Thác cốt” là những kỹ thuật cầm nã làm cho xương bị di dịch khỏi vị trí tự nhiên. Các chiêu thức cầm nã này được áp dụng trên các quan tiết. Nếu ta xem xét cơ cấu của một khớp thì có thể thấy là xương được nối kết lại với nhau bằng gân và sụn và với các cơ bằng dây chằng. Khi khớp bị bẻ ngược hướng tự nhiên của nó hoặc bị vặn, tức thì có một cảm giác đau cao độ, gân có thể bị tước ra và xương bị lệch vị trí.
Nói cho đúng, thông thường rất khó tách rời các kỹ thuật phân cân và thác cốt. Vì hiếm khi có phân thân mà không thác cốt và ngược lại.
Phép Điểm huyệt hay đoạn mạch, (bí ẩn khí công 4000 năm Trung quốc)
4. Điểm mạch hay Đoạn mạch
Trong tiếng Hoa “điểm” có nghĩa là chỉ hoặc ấn bằng ngón tay. Mạch bao gồm kinh mạch của khí hay mạch máu (huyết mạch). Như vậy điểm mạch có nghĩa là đánh hoặc ấn vào tĩnh, động mạch hay vào các đường kinh của khí. Trong trường hợp làm tổn thương động, tĩnh mạch người ta còn dùng từ ngữ đoạn mạch (làm ngưng trệ lưu thông của động mạch). Vì chữ đoạn có nghĩa là làm vỡ, ngăn chặn, che khuất. Người ta còn dùng từ ngữ điểm huyệt – đây là trường hợp tấn công vào thái dương: Một đòn thôi sơn khiến động mạch bị vỡ. Các chiêu cầm nã ấn hoặc đả trên các huyệt nằm trên kinh mạch của khí được gọi là điểm huyệt …
Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ sự lưu thông bình thường của máu. Điều này có thể dẫn đến tử vong.
Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch bị vỡ. Được thi triển theo dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần hoàn máu.
Chẳng hạn ấn vào động mạch cổ làm ngưng dòng chảy của máu về não và như vậycó nghĩa ngưng việc cung cấp oxy cho não – có hai động mạch chủ ở hai bên cổ mà chức năng chính là nuôi dưỡng não bộ – (hình 1-15B và 1-16). Sự thiếu hụt oxy này kéo theo một cách rất nhanh chóng tình trạng kích ngất rồi tử vong. Việc ngạt thở xảy ra rất nhanh. Đôi khi các cơ phụ hai bên bị tê liệt và gây trở ngại cho việc can thiệp để phục hồi nạn nhân.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa nắm chắc cách phục hồi, làm tỉnh đối phương thì tốt hơn đừng sử dụng loại kỹ thuật này.
5. Điểm huyệt
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt là động tác gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch.
Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm, Đốc theo một chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa cho lưu thông khí.
Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có 108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại được coi là tử huyệt.
để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt.
Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong – tập sách này – không chỉ vì tính cách vô cùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được một võ sư lưu tâm theo dõi.
Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong số đó thuộc vào nhóm“chảo huyệt” …
Phần kết
Để kết luận nên nhắc nhở tại đây một điểm tiên quyết trong việc nghiên cứu cầm nã. Nhất thiết bạn phải biết cách sử dụng “kình” thì các chiêu thức mới hữu hiệu được. Kình là một cách thể hiện của nội lực khiến cho lực phát ra mạnh hơn và có sức thẩm thấu hơn. Khi nó được sử dụng thì cơ gân được tăng cường bởi khí và điều này cho phép chúng đạt được những thành tích siêu việt.
Kình được vận dụng theo nhiều cách khác nhau: Cương; Nhu và Cương – Nhu (chúng ta cũng biết các loại kình khác được gọi theo cách thể hiện hoặc mục đích phát kình: Chuyết kình, âm kình, niêm kình, …).
Khi sử dụng cầm nã dù đó là chiêu thức nào, nếu bạn không biết cách vận dụng kình (thích hợp) thì ngón cầm nã sẽ không phát huy được công lực thực sự. Chẳng hạn khi bạn không dùng kình trong các đòn “phân cân” đối phương có thể đương cự lực cơ bắp của bạn bằng chính sức mạnh cơ bắp của anh ta. Khi thi triển “thác cốt” bạn sẽ không thể làm sái hay gãy khớp của y nếu bạn không sử dụng kình dưới dạng phát lực đặc biệt, khiến cho kỹ thuật đạt được hiệu quả tối đa. Cũng vậy, trong kỹ thuật siết hoặc ấn huyệt nếu kình không được sử dụng đúng cách, lực phát ra sẽ không đủ hoặc không tới được chiều sâu cần thiết
Khám phá võ thuật
Có thể bạn quan tâm: Một số chiêu thức Cầm nã thủ của võ thuật Á Đông
[jwplayer player=”1″ mediaid=”64597″]