Dù chưa đầy 10 tuổi nhưng nhiều trẻ em Thái phải kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình bằng cách đánh nhau để mua vui cho người lớn. Đây được xem là một trong những nét đặc trưng nhiều tranh cãi nhất của Muay Thái bản địa.
Nhận diện và phòng ngừa chấn thương thể thao ở trẻ em
7 lí do nên khuyến khích trẻ em tập võ
Huấn luyện viên chăm sóc vết thương trên lưng Petchfogus Sitthaharnaek trước khi cậu bé tham gia trận đánh ở sân vận động Muay Thái Thapae tại Chiang Mai, Thái Lan. Những đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải đánh nhau như những võ sĩ thực thụ để kiếm 30 USD cho mỗi trận thắng. Theo China Daily, đây là cách duy nhất giúp chúng kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.
Thông thường, người ta chăm sóc những tay đấm bốc nhí theo kinh nghiệm thay vì được đào tạo bài bản. Huấn luyện viên thường là cha, anh hoặc những người trưởng thành quen biết các đấu sĩ nhí.
Trong trường hợp của Sitthaharnaek, cha cậu bé chính là huấn luyện viên. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe, chuẩn bị dụng cụ thi đấu, ông còn là huấn luyện viên thể lực của con trai.
Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng những đứa trẻ như Sitthaharnaek phải tập luyện rất gian nan. Vết thương và đau đớn chúng phải chịu là thật. Nó không nên là điều mà một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải trải qua.
Người ta chuẩn bị những bước cuối cùng để một đấu sĩ nhí chuẩn bị bước lên sàn đấu trong sự hò hét cuồng nhiệt của những người đam mê môn thể thao này.
Những đứa trẻ sẽ đánh nhau điên cuồng nhằm giành chiến thắng hoặc hạ đo ván đối thủ. Quá trình này chiến đấu có thể để lại những vết thương nghiêm trọng.
Theo Zing News
Clip: những cú knock out tàn bạo của trẻ em trên sàn Muay Thái
[jwplayer player=”1″ mediaid=”62853″]