Vịnh Xuân quyền có mối quan hệ rất lâu dài và hiệu quả với mộc nhân, nhưng trong lịch sử, loại dụng cụ để luyện tập này chỉ được sử dụng trong võ thuật miền Nam Trung Quốc.
Mộc nhân không chỉ giới hạn sử dụng trong võ thuật. Những dụng cụ tập luyện bằng gỗ đã được sử dụng trong quân đội từ thời xưa. Sử gia thiên tài Tư Mã Thiên là người đầu tiên bàn luận về Mộc Nhân. Trong những ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên (được viết giữa thế kỷ thứ nhất và thứ hai trước Công nguyên), ông có nhắc tới Hoàng đế Vũ Ất của nhà Thương (khoảng năm 1200 trước Công nguyên) đã làm ra “Ou Ren” (Âu Nhân, 1 hình nhân bằng gỗ) có thể sử dụng trong luyện tập Shou Bo (Thủ Bác, đánh tay không).
Các học giả tranh cãi rất nhiều về những ghi chép của Tư Mã Thiên trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử. Có người chứng minh Mộc Nhân được dùng từ 2100 năm, thậm chí 3200 năm về trước.
Mộc nhân cổ: nét văn hoá độc đáo phương Nam
Mộc nhân cũng hiện diện trong kỹ thuật huấn luyện quân sự. Trong những thế kỷ gần đây, Mộc Nhân trở thành một nét riêng trong văn hóa miền Nam Trung Quốc. Những câu chuyện về Nam Thiếu Lâm tự kể rằng các môn sinh phải đánh bại những Mộc Nhân rất lợi hại ở chính đường mới được “tốt nghiệp” và rời khỏi Chùa. Những truyền thuyết này được lưu truyền qua các tiểu thuyết nổi tiếng, những câu chuyện, những màn biểu diễn đường phố, và cả nhạc kịch. Các nhóm nhạc kịch Quảng Đông thu hút đám đông bằng những kỳ công trong quân sự và “những vở diễn quân đội.”
Điều quan trọng ở đây là họ có công cụ để các võ sĩ luyện tập. Mộc Nhân, rất giống với loại được sử dụng ngày nay, đã giúp họ luyện tập để biểu diễn. Bảo tàng nhạc kịch Quảng Đông ở Phật Sơn thậm chí còn trưng bày Mộc Nhân cổ cùng những hiện vật trong ngành được chế tạo từ thế kỷ 19. Đáng chú ý là, khi dịch những biển hiệu trong bảo tàng, họ thường đề là “dụng cụ luyện tập” chứ không phải “hình nộm”. Rõ ràng có rất nhiều dụng cụ để gõ trong hý kịch truyền thống, và những Mộc Nhân này tạo ra một loại âm thanh khác hẳn. Trong dòng dõi Vịnh Xuân quyền, hình thức vận động của các “cao thủ” trình độ ảo diệu, phát ra âm thanh ảo mà không phải do sự vận động tứ chi của các “võ thuật gia”. Điều này không phải do chất liệu gỗ của Mộc Nhân tạo nên.
Đáng tiếc là hiện tại không còn nhiều mẫu Mộc Nhân cổ. Theo thời gian, tất cả điều mục ruỗng, điều không thể tránh khỏi với khí hậu ẩm ướt như miền Nam Trung Quốc.
Mộc Nhân của thế kỷ 20
Mộc Nhân bắt đầu biến mất do tác động của thời cuộc vào thế kỷ 20. Kinh kịch bị thay thế bởi các hình thức giải trí khác, võ thuật cũng không còn được phổ biến sau cuộc nổi dậy của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
Đến năm 1920, sự quan tâm đối với võ thuật đã được tăng lên. Một phần là nhờ các cuộc vận động của những nhà canh tân (chẳng hạn như Hiệp hội Tinh Võ Thể Dục – Jingwu Association) nhằm thúc đẩy các hình thức đấu võ truyền thống bằng tay như một điểm riêng biệt trong hình thức văn hóa thể dục tại Trung Quốc. Tuy nhiên sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu giảng dạy truyền thống thành các trường công dựa vào thị trường đã giúp võ thuật giành được chỗ đứng trong giới trung lưu và tại các thành phố, nơi mà các giá trị truyền thống luôn bị người ta nhìn với con mắt khinh thường. Điều đó đã làm địa vị của võ thuật phía nam Trung Quốc càng ngày lan toả, và Mộc Nhân được đưa vào sản xuất.
Phần lớn các loại mộc nhân ngày nay đều được gọi là Dai Jong (có khi gọi là người gỗ chôn hoặc người gỗ chết). Chúng được làm từ những thân cây vừa mới được đốn hạ hoặc những thân cây bất kì dài từ 8 – 10 feet. Những cây thấp hơn 3,5 feet sẽ được dùng làm một khối vuông chôn trong một tảng đá hoặc trong một một cái hố có lót xi măng.
Còn vành tròn của phần thân Mộc Nhân sẽ được đặt cách mặt đất 3 inch, đủ không gian để cho các mảnh mây tre vụn trượt vào giữa đế vuông của Mộc Nhân và bên hông hố. Niêm chặt chẽ như vậy để giúp trung tâm của Mộc Nhân đứng thẳng một cách vững vàng, nó còn có tác dụng như một cái lò xo khi Mộc Nhân bị đánh hoặc bị đẩy.
Những Mộc Nhân còn sót lại từ trước năm 1940, bao gồm cả các mẫu Mộc Nhân ở tại bảo tàng Nhạc Kịch và Tinh Võ đường ở Phật Sơn, đều thuộc vào loại này. Những bức tranh hình mẫu tại Tinh Võ khá thú vị bởi cho ta thấy rõ ràng cách khoét những ô vuông và làm sao để định vị Mộc Nhân trong những cái hố trên mặt đất. Mộc Nhân còn được thấy ở một số nơi nhiều nơi, chúng được bắt gặp nhiều ở Quảng Châu và rất phổ biến ở Việt Nam.
Một loạt các bức hình in trong “Nguồn gốc và các nhánh của Vịnh Xuân quyền” cho thấy Bành Nam (hay còn được gọi với biệt danh Pan Nam, sinh năm 1911 mất năm 1996) đã làm một Mộc Nhân rồi “trồng” nó ở chỗ ông ấy luyện võ. Đây là một ví dụ rất chân thực về các loại Mộc Nhân trong nhà, mà Chân Tử Đơn được xem là người làm phim về Diệp Vấn đầu tiên. Đại sư Quách Phú, một trong những đệ tử Phật Sơn đầu tiên của Diệp Vấn đã “trồng” Mộc Nhân của ông ta ở ngoài trời (có lẽ là sau cách mạng Văn Hóa) và dạy đệ tử tại đây đến năm 1990.
Đây là mẫu Mộc Nhân mà Diệp Vấn đã luyện tập. Rõ ràng là Trần Hoa Thuận và Ngô Trọng Tố đã sử dụng loại Mộc Nhân này, và có khả năng nó là một trong những Mộc Nhân của Diệp Vấn sở hữu. Nói chung những Mộc Nhân truyền thống có chiều cao và đường kính đều lớn hơn các loại sau này. Kích thước lớn hơn giúp nó tồn tại lâu hơn khi chôn xuống đất và tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Dường như hầu hết các cột điện thoại ở Mỹ đều tồn tại từ 10 – 15 năm, và có khả năng đây cũng là khoảng thời gian mà Mộc Nhân có thể tồn tại.
Điều thú vị là dường như hầu hết các Mộc Nhân ban đầu đều có những cánh tay rất dày đặt lệch nhau (chứ không phải là có cánh tay song song thường được gắn liền với dòng dõi của Diệp Vấn ngày hôm nay), và cái chân cũng nhỏ hơn. Nhưng dường như chúng có cùng tỉ lệ về khoảng cách với Mộc Nhân hiện đại. Trong cả hai trường hợp thì cánh tay của Mộc Nhân đều ngang tầm với vai của người dùng.(còn tiếp)
Như Nguyệt (dịch từ chinesemartialstudies)