Theo quan điểm Võ cổ truyền Việt Nam, học quyền trước rồi mới học chiến đấu sau, học nhiều bài quyền phong phú thì đòn thế chiến đấu mới đa dạng.
Ý nghĩa phép chào thỉnh thủ trong Võ cổ truyền Việt Nam
“Đạo” trong Võ cổ truyền Việt Nam
Không học bài quyền mà chỉ học đấu đối kháng thì chỉ đấu được trên võ đài với một số đòn thế hạn chế trong luật thi đấu mà thôi, và học như thế là học thi đấu đối kháng chớ không phải là học võ thuật cổ truyền của dân tộc.
Học võ thuật cũng giống như trồng một cái cây. Tập căn bản(tấn pháp, bộ pháp, thủ pháp, cước pháp, thân pháp…) giống như chăm bón bộ rễ cho cây sống và phát triển. Tập bài quyền giống như vun xới cho gốc cây ngày càng to khoẻ và cành, lá ngày càng sum suê. Cành, lá sum suê thì cây mới cho ra nhiều hoa, lắm quả mà hoa, quả trong võ thuật chính là đòn, thế để chiến đấu. Bởi vậy, muốn đòn, thế trong chiến đấu được đa dạng thì phải dốc tâm nghiên cứu, ra sức tập luyện bài quyền, quyền tay không và quyền binh khí, cho đến khi đạt lý và đạt hết cái sở dụng của một bài quyền.
Ông cha ta sáng chế ra nhiều bài quyền không phải là vô cớ, không phải là làm điều vô ích. Mỗi bài quyền là một kết quả nghiên cứu, thực nghiệm bằng xương máu có khi phải đánh đổi cả sinh mạng trong chiến đấu và là một nổ lực tận hiến của một hoặc nhiều người. Hằng trăm, thậm chí hàng ngàn bài quyền còn lưu truyền được đến ngày nay là tài sản vô giá đã được hằng hằng thế hệ võ sư, võ sĩ trong quá khứ tác tạo ra, có khi một vài bài trong số đó đã chiếm mất cả một đời của không ít người trong số họ.
2. Hô số cho người học thực hành chậm từng đòn (từng động tác) vừa quan sát. Người dạy theo dõi, góp ý và chỉnh sửa cho đến khi động tác hoàn toàn chuẩn xác.
3. Hô số cho người học thực hành mạnh và nhanh từng đòn (từng động tác) nhiều lần. Người dạy theo dõi cho đến khi thấy động tác đã thuần thục (ra đòn nhanh, mạnh mà vẫn chuẩn xác) thì mới dạy động tác tiếp theo.
Dạy thêm động tác nào thì gắn liền với động tác trước cho đến khi người học thực hành mạnh, nhanh mà vẫn chuẩn xác tất cả những động tác của một câu thiệu
4. Vỗ tay hoặc đánh trống để người học thực hành mạnh, nhanh và liên hoàn tất cả các động tác của câu thiệu.
5. Đọc lớn và giảng nghĩa câu thiệu vừa dạy xong. Người học lắng nghe và học thuộc lòng câu thiệu.
6. Vỗ tay hoặc đánh trống để người học đọc lớn câu thiệu rồi thực hành mạnh, nhanh và liên hoàn tất cả các động tác của câu thiệu.
Người dạy tiếp tục dạy theo nguyên tắc như trên tất cả những câu thiệu còn lại cho đến khi hết cả bài quyền.
7. Vỗ tay hoặc đánh trống để người học đọc từng câu thiệu rồi thực hành mạnh, nhanh và liên hoàn tất cả các động tác của từng câu thiệu cho đến khi hết tất cả những câu thiệu trong một bài quyền.
Trên đây là phương pháp truyền dạy một bài quyền (quyền tay không hoặc quyền binh khí). Phân thế một bài quyền được hướng dẫn theo một phương pháp riêng .