Biểu tượng của Thái Cực là một vòng tròn chia thành hai phần đen và trắng. Màu đen đại diện cho “Yin” – khía cạnh nữ tính, thụ động và tiêu cực. Màu trắng đại diện cho “Yang” – khía cạnh nam tính, sáng tạo và tích cực.
Khả năng kỳ diệu của nhà sư Thiếu Lâm khiến nhiều người ngạc nhiên
10 môn Kung Fu nổi tiếng của Trung Quốc
Hầu hết mọi người đều có nhận thức sai lầm rằng Yin Yang đại diện cho âm dương, hoặc hai thái cực đối lập nhau: nữ tính – nam tính, nữ – nam, thiên đường – địa ngục, lên – xuống, mềm – cứng, bên trong – bên ngoài, thể chất – tinh thần, sáng – tối, thụ động – năng động, tích cực – tiêu cực.
Nhưng thực ra, cả Yin và Yang đều không phải luôn luôn chống lại nhau. Trong thực tế, cái này không thể tồn tại mà không có cái kia, và cũng không tốt hơn cái kia. Lưu ý rằng cả hai màu đen và trắng đều có hai phần bằng nhau, nhưng có một vòng tròn nhỏ màu trắng chìm trong màu đen và một vòng tròn đen nhỏ chìm trong màu trắng. Và đó chính là tư tưởng chính của Thái Cực.
Về nguồn gốc Thái Cực Quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái Cực Quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn Thái Cực Quyền phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long viết ra, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái Cực Quyền về sau, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái Cực Quyền.
Anh Thư