Gọi là khinh linh khi cơ nhục và quan tiết toàn thân đều buông lỏng , tâm thần ổn định , thức nào thức nấy đều nhẹ nhàng , mềm mại , uyển chuyển , sống động (khinh , tung , linh , hoạt).
Khinh linh là một đặc điểm của Thái Cực Quyền (TCQ), không thấy ở các môn vận động nào khác . Ý nghĩa của khinh linh là:
1. Khi rèn luyện mà buộng lỏng được cơ nhục và quan tiết , sự vận chuyển khinh linh , thì khí huyết khắp thân lưu thông , làm cho sự dụng ý trở nên hiện thực tức là làm cho khí huyết theo sự dẫn dắt của động tác mà vận chuyển , lâu ngày nội kình chân khí tự phát sinh .
2. Làm cho gân cốt thư triển : Khi cơ nhục căng thẳng thì gân mạch toàn thân cũng căng thẳng theo , các mô tủy ở trong xương bị bó ép lại không được thư triển , và sự lưu thông của huyết dịch bị ảnh hưởng . Do đó chỉ với điều kiện thân thể khinh linh thì gân mạch nới lỏng (tung thí ) , tủy mới thân trương , máu tuần hoàn nhanh lên, tế bào mới sinh ra nhanh hơn.
3. Về mặt tác dụng của khinh linh trong chiến đấu , có khinh linh mới không sinh ra kình lực vụng về , mới dễ ứng địch . Mỗi động tác của TCQ đều khinh linh viên hoạt , cơ nhục không căng thẳng , thân thể tứ chi không cứng ngắt vụng về , khéo biến hóa khi giao thủ , mới không bị địch khống chế .
Người mới học TCQ không dễ gì đạt được sự khinh linh, vì lúc bình thường cơ nhục lúc nào cũng ở trong một mức độ căng thẳng nào đó . Sự căng thẳng này sinh ra do sự khống chế của hệ thống thần kinh . Bình thường thì như vậy , đến khi luyện quyền , sự căng thẳng vẫn sinh ra vì sự thiếu tự chủ . Phải trải qua một quá trình nhất định nào đó mới hiểu và đạt được tình trạng khinh linh . Muốn thế thì người học hãy nổ lực thực hiện mấy điểm sau :
1. Khi luyện quyền , trước hết phải giử tinh thần không được căng thẳng .
2. Với bất kỳ động tác nào , cũng phải tuân thủ một cách nghiêm túc nguyên tắc dụng ý bất dụng lực .
3. Tập xong và đi khá bài quyền , thì luyện thôi thủ hai người , và trong lúc thôi thủ , lưu tâm thể nghiệm yếu lý và tác dụng của sự khinh linh .
Quang Bình (Sưu tầm)
Nguồn: Maxreading