Xã hội hiện đại kéo theo nhiều hiểm họa có thể xảy ra. Một trong số đó là đánh đập, cướp bóc, cưỡng đoạt tài sản… con người. 95% các nạn nhân không chống cự được và cũng không được chuẩn bị sẵn cách nào để chống cự. Để chủ động phòng tránh và xử lý tình huống xấu, bản thân mỗi người nên tự trang bị cho mình những kĩ năng thoát hiểm và tự vệ cơ bản nhất.
1. Khái niệm Tự vệ
Là các cách thức chống lại đối phương, đưa mình ra khỏi nguy hiểm. Khi đối phương có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến ta: Lấy đồ, xúc phạm, cưỡng đoạt và gây tổn thương cơ thể.
2. Phân loại tình huống cần tự vệ:
a. Bị cướp, giật đồ, cướp xe, trấn lột tiền.
Lúc này động cơ của kẻ xấu là lấy tài sản của bạn nên bạn cần hiểu rằng nếu không chống cự thì đa số là kẻ xấu không làm tổn thương đến cơ thể của bạn. Hãy để họ thực hiện ý đồ và nhân lúc sơ xuất bạn có thể lựa chọn 1 số cách xử lý sẽ được hướng dẫn ở dưới.
b. Bị trêu ghẹo, cưỡng đoạt.
Động cơ của kẻ xấu là thỏa mãn nhu cầu sinh lý, trêu chọc và xúc phạm nhân phẩm người khác chứ không phải là tài sản hay tổn thương sức khỏe của bạn.
c. Bị đánh. (Nhìn đểu, thù ghét, nợ nần)
Trường hợp này rõ ràng là họ đang muốn tấn công gây tổn hại về sức khỏe của bạn.
3. Cách thức tấn công của đối tượng xấu.
+ Ỷ đông hiếp ít, ỷ mạnh hiếp yếu.
Trường hợp này hiện nay xảy khá nhiều ở các trường trung học. Hình ảnh một tốp nữ sinh tập trung lại đánh đập, mắng nhiếc, xúc phạm nhân phẩm của một bạn nữ sinh khác không còn xa lạ. Hoặc là các trường hợp đánh hội đồng hay bắt nạt kẻ yếu hơn.
+ Dùng tay không.
Đối phương tấn công bạn mà không sử dụng binh khí gì. Trường hợp này sẽ bớt phần nguy hiểm hơn khi đối phương sử dụng binh khí. Hãy cẩn trọng và bảo vệ cơ thể an toàn.
+ Dùng binh khí (dao, gậy, xích, kiếm… )
Khi đối phương dùng binh khí tấn công uy hiếp bạn thì tình huống này đã trở nên nghiêm trọng hơn, chỉ cần một chút sơ suất hay tính toán sai là bạn sẽ bị trả giá.
Khi vết thương chảy máu nhiều do hung khí gây ra: Nâng cao phần bị thương lên, dùng tay giữ chặt vết thương. Nếu là đứt động mạch máu sẽ phun thành tia và sẽ mất máu rất nhanh cần nhanh chóng garo vết thương lại như ở đùi, cánh tay trừ vết thương ở cổ. Cứ 30 giây lại nới lỏng để cho máu lưu thông và xem còn cần buộc garo nữa không.
+ Dùng hàng nóng : Súng, lựu đạn, bom xăng, Axit …
Tình huống này trở nên nguy hiểm đặc biệt, mạng sống của bạn sẽ trở nên mỏng manh nhất. Tính toán thật nhanh và kĩ lưỡng trước khi bạn quyết định làm gì. Hãy để đối phương tưởng như sẽ đạt được mục đích của hắn rồi tấn công đúng lúc và đúng khoảng cách.
Khi bị dính Axit bạn cần sử lý như sau: Ngay tức khắc nhúng phần da bị dính axit vào nước, qua vòi nước chảy là tốt nhất, không kì cọ, không chà sát da, không lột quần áo ra vì sẽ bị mất thời gian. Cứ xả nước như vậy khoảng 5-10 phút, axit sẽ hút nước ở vòi chứ không hút ở da bạn nữa (Axit có tính háo nước sẽ hút nước trên da bạn làm tế bào cháy gây nên phỏng, mất da thịt, để lại sẹo đen)
4. Làm thế nào để tự vệ hiệu quả?
Trên đây là một số tình huống cách thức mà bạn có thể gặp phải cũng như một số cách xử lý. Điều đầu tiên bạn cần nhớ là:
a. Bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh thì tự bạn đã không còn nghĩ ra được điều gì nữa. (Đứng tim, mất mật,…) như vậy thì bạn càng bị đối phương lấn tới dẫn đến tình huống xấu hơn.
b. Quan sát đối phương: có mang binh khí không? có kim tiêm không? có đông người không? Mình có ai giúp không? Nó cần gì ở mình?
5. Lựa chọn cách xử lí.
+ Nếu chạy hãy chạy thật nhanh may ra thì bạn thoát được.
+ Xin, kêu cứu : Khi không thể chạy được, không có ai giúp bạn có thể cầu xin hoặc kêu cứu. Nếu may mắn kẻ xấu tha cho bạn hoặc công an đi qua. Không thì bạn vẫn bị vài cái bạt tai, đá đít hoặc mất đồ…
+ Tấn công lại: Khi không thể chạy, không muốn chạy thì các bạn có thể tấn công lại theo kiểu “võ mẹ đẻ” hoặc nếu áp dụng đôi ba đòn tự vệ trong võ thuật. Trong tình huống này biết chút còn hơn là không biết gì! Biết nhiều còn hơn là biết ít. Và đã đánh thì phải nhanh gọn, không rườm rà hoa mĩ.
Triền Ân