Hoàng Phi Hồng là một trong những vị tông sư nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Ông nổi danh với tuyệt kỹ vô ảnh cước bí truyền, nhưng trong sự nghiệp võ thuật của mình, Hoàng Phi Hồng lại xem trọng nhất bài Thiết tuyến quyền.
Bỏ qua thực chiến, Thái Cực Quyền là môn võ cực kỳ đáng học.
Những cách lấy lòng phái đẹp “bao” thành công
Thiết tuyến quyền là một quyền thuật của Thiết Kiều Tam(1813-1886) sáng tạo ra là một quyền sư nổi tiếng trong giới võ thuật Quảng đông thời đó. Ông là đệ tử tâm đắc của Hoà thượng Giác Nhân ở Thiếu Lâm, Thiết Kiều Tam có rất nhiều đệ tử nổi tiếng khắp Trung quốc, có đệ tử là Lâm phúc Thành và Lâm phúc Thành truyền Thiết tuyến quyền cho Hoàng Phi Hồng.
Tương truyền, nhờ có công phu thiết tuyến quyền, Thiết Kiều Tam có thể dang tay nhấc vài người to lớn trong các cuộc tỉ đấu hoàn toàn không có địch thủ. Hoàng Phi Hồng sau khi học được tuyệt kỹ này đã đặc biệt coi trọng, thường nói rằng thiết tuyến quyền là chí bảo của Hồng gia quyền và dặn đệ tử ghi nhớ cẩn thận, chớ coi nhẹ mà truyền thụ bừa bãi ra ngoài.
Cho đến ngày nay có rất nhiều người luyện tập Thiết tuyến quyền nhưng đây là bài quyền không dễ luyện tập. Bởi phương pháp tập luyện là phải đeo vòng sát hoặc đồng, mỗi vòng nặng tối thiểu 350gram, mỗi tay đeo ít nhất 2 vòng, tối đa 5 vòng.
Không giống như tên nhiều bài quyền thường đặt nghe rất kêu, thiết tuyến quyền được đặt giản dị theo cái dụng cụ luyện tập của nó là cái vòng sắt (thiết tuyến). Người luyện tập thiết tuyến quyền sẽ đeo vào tay mình những vòng sắt khi luyện quyền.
Vòng thiết tuyến là kim loại nên khi vận động sẽ phát ra âm thanh và ma sát trên hai cánh tay. Ma sát sẽ sinh ra sung điện từ chạy trên hai cánh tay. Nếu không biết cách tập luyện thì càng tập càng thấy gân cơ mỏi nhừ. Đó là hiện tượng do các vòng tác động lên cơ mà cơ không hấp thụ được nên tạo ra phản ứng đau nhức. Do vậy nhất thiết phải có người có kinh nghiệm hướng dẫn nếu không sẽ khó thành hoặc thậm chí bị thương tích.
Triết lý của Thiết tuyến quyền là cương nhu lưỡng dụng, lấy sắt là cương, vòng tròn là biểu tượng nhu vì thế nói rằng cương nhu tương tế, vừa cương vừa nhu. Nó lại phối hợp phương pháp của nội gia, thổ nạp phát kình, cương nhu hợp nhất. Đại khái luyện tập thiết tuyến quyền phân thành hai hình thức là ngoại bàng thủ và nội bàng thủ. Ngoại bàng thủ thuộc về ngoại công tức là luyện tay, mắt, thân, eo và tấn. Nội bàng thủ thuộc nội công tức là luyện tâm, thần, ý, khí, lực.
Luyện loại quyền pháp này đòi hỏi trong động có tĩnh, trong tĩnh có động, buông mà không buông, giữ mà không giữ, gấp mà không loạn, thong thả mà không lơi lỏng, bất kể là nam nữ đều có thể luyện. Luyện tập thường xuyên và kiên trì có thể tiêu trừ được bệnh tật kéo dài nhiều năm.
Sở dĩ nó có thể tiêu trừ được bệnh tật là vì nó lấy rèn luyện lục phủ ngũ tạng, cường kiện thân tâm làm chủ đạo. Lại lấy 12 chữ khẩu quyết mà ứng dụng. Khẩu quyết là: Cương, nhu, bức, trực, phân, định, quá, đề, lưu, vận, chế, đính. Luyện tập thiết tuyến quyền ngoài việc cần chú trọng 12 khẩu quyết kiều thủ ra, còn phải lưu tâm tới 7 tiếng hô lúc phát kình. Mỗi một cách phát âm đều lấy điều tiết ngũ tạng lục phủ làm mục tiêu, tạng phủ được điều hòa, khí huyết tuần hoàn có thứ tự, âm dương hòa hợp, thì kình lực đều khắp trong ngoài, đạt được hiệu quả cường gân kiện cốt. Cũng vì thế mà các bậc tiền bối trong môn Hồng gia quyền đa số đều sống lâu.
Tuy vậy các bậc tiền bối cũng nhắc nhở: Thiết tuyến quyền là môn công phu dùng khí để sử dụng lực. Chỉ một chút bất cẩn nhỏ có thể làm tổn thương khí vì thế người luyện tập phải đủ 18 tuổi. Lúc đó nội tạng mới phát triển đầy đủ. Do vậy không nên cho người dưới 18 tuổi tập luyện thiết tuyến quyền để tránh bị nội thương.
V.Đ