Số người luyện võ luôn luôn là một con số lớn, nhưng số người thành công trong võ thuật thường không bao nhiêu. tại sao ? phải chăng luyện võ quá khó khăn hoặc cần phải có điều kiện gì đặc biệt ? chúng tôi xin ghi lại những ý kiến sau của một võ sư khi ông trả lời cho câu hỏi ” bí quyết để thành công trong võ thuật là gì ? “
Những sai lầm cần tránh khi luyện võ
Tập luyện võ thuật – tại nhà hay đến phòng tập?
Không phải lúc này mà từ lâu lắm, khung cảnh của các võ đường rất ít khi có nhiều thay đổi, nếu so ngày này với ngày khác. Gần như có thể bảo là lúc nào ở đó cũng có cái không khí hừng hực hăng say với những lớp người ra vào đều đặn. Nhưng nếu phân tích kĩ người ta có thể thấy ở phía sau của vẻ bình thường đó đã có một sự đổi thay rất lớn thể hiện qua những lớp người lui tới. Người có mặt hôm nay chưa chắc đã có mặt ở ngày mai và cứ như thế, sự đổi thay tiếp diễn đều đặn.Trong các vòng thay đổi đó, có những người đổi khác hẳn khi bước ra khỏi võ đường so với ngày mình mới tới, nhưng cũng có không thiếu người chẳng hề thay đổi gì. Họ đến võ đường với tấm lòng hăng hái và rời võ đường với một nụ cười chán ngán trên môi.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy giữa những người cùng hưởng chung mọi điều kiện từ bạn bè, trường lớp đến thầy dạy? chắc chắn không do các thầy dạy võ lo nhiều cho người này mà bỏ phế người kia.
Chuyện chỉ đơn giản là ai bền chí hơn ai? vậy thì, câu trả lời cho thắc mắc về bí quyết của người học võ khá dễ dàng: Bền chí!
Nhưng hãy coi chừng trong những ý nghĩ hướng về hai tiếng “đơn giản” trên. Người ta có thể nghĩ ngay đây là phẩm chất được thừa hưởng tự nhiên của mỗi con người. Thực ra không hoàn toàn như thế. Hai tiếng “bền chí” ở đây không đòi hỏi mức độ “chuyên cần”. Vậy thì ta hãy ghi nhận rằng bí quyết đầu tiên là “chuyên cần”. Để giữ được nhịp độ chuyên cần, tất nhiên cần phải “loại bỏ những mưu cầu nôn nóng, những suy nghĩ nhiều mơ mộng và ý thức rõ rệt rằng ta đang leo lên trên một sườn núi. Từng bước chân ngắn ngủi gần như không đáng kể gì, nhưng vô cùng cần thiết nếu ta muốn vươn tới đỉnh cao. Hãy cứ lặng lẽ, bình thản và tiếp tục leo.
Người nôn nóng muốn đạt mục đích ngay sẽ thấy bước chân của mình quá ngắn nên có thể bỏ cuộc hoặc hấp tấp nhảy mạnh lên và chắc chắn ngã xuống. Người nhiều mơ mộng sẽ chán nản vì thực và mộng cách xa nhau quá. Nói một cách khác, để giữ vững được mức độ chuyên cần, bắt buộc phải thực tế trong ý thức.
Ta đến võ đường để tăng cường sức khỏe hoặc để tạo thêm cho mình một khả năng. Hãy nghĩ đến mục đích của mình một cách đơn giản và cụ thể như vậy.
Ta không mong đợi những may mắn
Không cầu xin 1 tình thương
Ta phải kiên nhẫn vật lộn bằng nước mắt
Bằng máu với tất cả
Tột cùng của gian lao khổ hạnh
Ta bao giờ vẫn hiên ngang
đón nhận lấy trong cuộc sống
Liên tục những cơn tàn phá phũ phàng
Những chua chát của đổ vỡ
và luôn mãnh liệt để tái tạo
(Võ sư sáng tổ VovinamNguyễn Lộc)
Tuy nhiên, vẫn cần thêm một điều kiện khác nữa để giữ gìn ta mãi mãi chuyên cần: Đó là lòng tin. Mỗi ngày ta chỉ được yêu cầu rèn tập có một động tác mà ta có thể thuộc nằm lòng rồi. Dù võ sư không nhắc lại thì việc của ta vẫn là phải lập lại chứ đừng đòi hỏi bước ngay qua những động tác khác. Khí lực sẽ hình thành không do sự tham bác kỹ thuật mà do sự chuyên cần với một số kỹ thuật nào đó. Ngay từ bước đầu tiên hãy tin tưởng ta sẽ thành công dù chỉ được dạy có một đòn duy nhất mà thôi. Hãy luyện cho thành thục và luyện trở lại hoài không nghỉ!
Điều cuối cùng để nói về ” Bí quyết để thành công trong võ thuật ” là điều độ, khổ luyện không có nghĩa là buộc thân thể ta phải vượt quá xa với mức chịu đựng của nó. Hãy từ từ nhấc lên chứ không được cưỡng ép!
Phải tin tưởng để không bỏ ngang, phải thực tế để không nôn nóng, phải sáng suốt để tránh tham lam. Từ đây, hãy bình tĩnh đi tới một cách chuyên cần tức là rèn luyện đều đặn không nay nghỉ mai tập dồn.
Trọn vẹn bí quyết thành công cho một người học võ chỉ đơn giản và có vẻ tầm thường vậy thôi. Cho nên, một võ sư đã khuyên môn sinh của mình: “tập đều đặn và vừa đủ !”
Khám phá võ thuật