Trị bong gân, đầu gối sưng to do chấn thương chơi thể thao, đi giày cao gót bị trật chân lật sơ mi, chấn thương dây chằng chéo trước, chéo sau, có thể băng bó bằng 3 cây thuốc nam dễ tìm.
Bài tập chống đẩy giúp cơ ngực cường tráng
Tập thể hình giúp đánh bại căn bệnh tiểu đường
Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội dược liệu TP HCM, có nhiều bài thuốc để trị bong gân, băng bó vết thương trật tay chân. Đơn giản và dễ ứng dụng nhất là bài thuốc từ lá cây bìm bịp, ngũ trảo và cây thuốc trặc. Theo Đông y, 3 loại cây này dễ tìm, dễ trồng và là bài thuốc gần gũi với đời sống.
Bài thuốc có xuất xứ từ xứ võ Bình Định, nơi những võ sư thường gặp những chấn thương về cơ, xương, khớp trong quá trình tập luyện đã thường xuyên ứng dụng để hồi phục. Ngày nay những người chơi thể thao hay phụ nữ đi giày cao gót cũng thường gặp chấn thương như bong gân, trật chân hoặc tay.
Khi gặp chấn thương như thế này, có thể lấy 3 nắm lá thuốc gồm lá cây bìm bịp, ngũ trảo và cây thuốc trặc, thái nhỏ, giã thật nhuyễn, trộn với tá dược như bột mì cùng với dung dịch rượu, giấm nuôi hoặc nước tiểu, xào lên khoảng 5 phút để hỗn hợp thuốc sệt lại, chờ nguội và đem bó vào vị trí vết thương.
Lương y Nghĩa cho biết, cây mảnh cộng hay còn gọi là bìm bịp, vị thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Tương truyền người xưa quan sát loài chim bìm bịp nhai lá cây này đắp để chữa vết thương cho chim con hiệu quả nên đặt tên loại cây là bìm bịp. Cây thuốc trặc, theo Đông y còn gọi là cây thanh táo, hiệu quả trong việc nối gân, tiếp xương, tiêu sưng, giảm đau và sát trùng. Cây ngũ trảo có mùi thơm, tính bình giúp trị nhức mỏi, bệnh gân cốt. 3 vị thuốc này có thể áp dụng cho cả vết thương kín và hở vì bản thân cây thuốc có khả năng sát trùng vết thương.
Thời gian băng bó vết thương khoảng 3-5 giờ, trước khi ngủ để vị thuốc phát huy hết hiệu quả. Mỗi ngày nên bó 1-2 lần. Với trường hợp chấn thương nhẹ, cần kiên trì bó 3-5 ngày để thuyên giảm. Những người gặp chấn thương nặng hơn cần đều đặn đắp lá khoảng 10 ngày.
Theo VnExpress