Chấn thương thường gặp khi luyện tập Aikido

Aikido cũng như những môn võ khác bao gồm các vận động, mà bởi một lý do nào đó (thiếu tập trung, sai phương pháp, va chạm vô ý…) có thể gây ra những thương tổn cho người học. Rất may là trong Aikido, một phần vì không có thi đấu nên các chấn thương trầm trọng rất hiếm hoi, dù thế, một số vấn đề không trầm trọng có thể tạo ra những sự khó chịu khiến cho việc hoạt động thường ngày hay tập luyện trở nên bất khả thi.

“Chị em” ứng dụng Taekwondo như thế nào trong tự vệ?.
Thể hình lý tưởng của ngôi sao võ thuật Scott Adkins.

Trước tiên và quan trọng nhất là phải ngăn ngừa các tai nạn xảy ra. Khi sự việc xảy ra thì phải theo các chỉ dẫn của các chuyên viên y khoa, nhưng chúng ta cũng có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể để góp phần vào việc sửa chữa và phục hồi, cần biết những gì đã và đang xảy ra cho thân thể chúng ta và làm sao hợp tác tích cực vào việc phục hồi nhanh chóng.

1

Trong Aikido các chấn thương xảy ra trong lúc tập thường không quan trọng. Lý do chính có lẽ là vì không có thi đấu và do đó tình trạng Stress ít khi xuất hiện. Trong khi nó luôn hiện diện và gây ức chế nơi các môn sinh chuẩn bị lên võ đài.

Ý niệm về chấn thương:

Được gọi là chấn thương khi một điểm trên cơ thể có xảy ra xáo trộn (về chức năng, mô cơ, cơ thể học…)

nhung chan thuong vo tinh gap trong tap luyen
Những chấn thương vô tình gặp trong tập luyện

Trong các chấn thương của bộ máy chuyển động, các phần sau đây có thể bị ảnh hưởng:

1. Xương.

2. Phần mềm: cơ bắp, dây chằng, gân, dây thần kinh.

3. Khớp và các tai biến của chức năng vận động.

Các tác nhân từ bên ngoài có thể gây ra chấn thương trên các mô cơ và cơ quan gồm có: Cơ học, điện năng, hóa học …

Có hai loại chấn thương:

– Ngoại: gãy đứt da và niêm mạc

–  Nội: không làm đứt da.

Trong trường hợp xảy ra chấn thương nơi một bộ phận chuyển động các chức năng của phần thân thể bị chấn thương và tất cả các hệ thống của cơ quan đều bị lệch lạc trong khi cơ quan liên hệ phát triển những hệ thống tự vệ để đáp lại chấn thương.

3

Các phản ứng tổng quát của cơ quan tiếp theo một chấn thương được gia tăng bởi vì các động tác giảm đi một cách bất chợt:

1. Thay đổi của hệ thống thần kinh trung ương:

– Tiến trình ức chế xuất hiện

– Nộ khí gia tăng

– Đôi khi xảy ra mất ngủ

2. Thay đổi về tuần hoàn:

– Tim đập nhanh

– Tim đập chậm

– Áp huyết hạ

3. Giảm lượng máu vì khối lượng máu trong hệ tuần hoàn bị giảm sút (vì có tập trung tại điểm chấn thương)

4. Hô hấp kém vì không sâu và tăng nhịp

5. Xáo trộn đường ruột, tại đó xảy ra những khó khăn trong nhịp co bóp di dẫn (Péréstatique)

4

Khi một quan tiết bị bất động hóa trong một thời gian lâu dài, nhất thiết xảy ra hiện tượng khô cứng của các khớp liên hệ cũng như sự tiêu hao các cơ bắp:

1. Việc loãng xương gia tăng vì số lượng calcium giảm thiểu.

2. Màng Synoviale tăng trưởng và cứng hơn.

3. Diện tích phần sụn của xương có chuyển biến.

4. Các hiện tượng kết dính xảy ra.

5. Dịch Synoviale giảm lượng.

Bị chấn thương khi tập quả là một tình huống thảm hại, nhưng còn thảm hại hơn nữa khi ta không thể tiếp tục tập luyện môn võ đạo mà ta yêu thích do các hậu quả của chấn thương.

Có thể bạn quan tâm: Những tuyệt chiêu kỳ ảo trong môn võ hòa bình Aikido

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70865″]

Q.B (Tổng hợp)