Côn nhị khúc – vũ khí hữu hiệu chống đám đông

Côn nhị khúc, côn hai khúc hay lưỡng tiết côn, song tiết côn (âm romanji tiếng Nhật là nunchaku) là một dạng đoản côn có hai khúc được nối với nhau bởi một đoạn dây mềm. Sử dụng thịnh hành trong võ phái Karatedo Nhật Bản và hiện nay, do tính chất tiện lợi của nó, côn nhị khúc đã được nhiều môn sinh của các võ phái khác nhau ưa chuộng trong luyện tập và tự vệ.

Lo ăn mừng, Mayweather để Justin Bieber bị bảo vệ đuổi ra ngoài
Phát “sốt” trước body 6 múi của võ sĩ điển trai võ đài UFC

Trong các võ phái cổ truyền Trung Hoa, chắc chắn côn nhị khúc cũng có nhưng không thịnh hành, thường các môn đồ tập côn tam khúc hoặc tiên (roi) với nhiều đốt nối với nhau (thất tiết tiên hoặc cửu tiết tiên). Có thể tìm thấy trong các vũ khí cổ của Trung Hoa một dạng thức gần tương tự côn nhị khúc nhưng bao gồm một khúc dài và một khúc ngắn hơn, hoặc một khúc dài với hai khúc ngắn nối với nhau bằng dây mềm, khi luyện tập thường tập một chiếc hoặc tập cả hai chiếc. Cây côn này còn được gọi tên là song hổ vĩ côn (côn đuôi hổ).

105

Tương truyền tại vùng Okinawa khi tiểu vương quốc này bị người Nhật đô hộ, sự cai trị tàn khốc với sưu cao thuế nặng của người Nhật khiến dân bản địa liên tục nổi dậy phản kháng. Các võ quan Nhật tại các làng mạc đã nghiêm cấm không cho dân chúng được sử dụng dụng cụ bằng sắt trong sản xuất sinh hoạt, chỉ trừ một con dao sắt được sử dụng hạn chế với sự kiểm soát của kẻ cai trị, loại bỏ tất cả những gì có thể trở thành vũ khí sát thương nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của người dân bản địa.

Kỹ thuật côn nhị khúc:

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70956″]

Việc tập luyện dưới hầm những chiêu thức tự vệ đã định hình những kỹ thuật chiến đấu Karatedo đầu tiên, và các dụng cụ sản xuất bằng gỗ, tre, trúc đã được người dân ở đây chế tạo thành các vũ khí để hợp pháp hóa sử dụng khi mang trong người vượt thoát khỏi mọi sự kiểm duyệt: trường côn (bo) vốn xuất xứ từ một cây sào; song quải (tonfa) một dạng dùi cui có cán chĩa ngang hình chữ L; chĩa ba (sai) để xóc rơm rạ; tiểu đoản côn là khúc côn gỗ ngắn như cây bút có thể để gọn trong lòng bàn tay; liềm (kama) ban đầu là dụng cụ cắt lúa, và côn nhị khúc (nunchaku) xuất xứ từ hai thanh tre hay gỗ buộc dây ở đầu dùng cuộn bó lúa khi đập lúa.

Trong các võ phái cổ truyền Việt Nam, có một dụng cụ cũng xuất xứ từ chiếc kẹp lúa và cấu tạo giống hệt nunchaku, tuy vẫn thường thấy có hai thành một dài một ngắn được gọi là thanh mẹ thanh con. Vũ khí này được gọi tên là thiết lĩnh với lối đánh rất gọn, có nguồn gốc từ xa xưa và hiện nay nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định vẫn sử dụng.

Điều cần nói thêm ở đây rằng, dù rất có thể chiếc côn nhị khúc đầu tiên không là bản quyền của vùng Okinawa Nhật Bản, nhưng chính tính phổ biến của nó sau này theo sự bành trướng của môn phái Karatedo khắp thế giới, đã khiến cả thế giới chỉ biết đến một tên gọi thuần Nhật – nunchaku của vũ khí này, và côn nhị khúc nghiễm nhiên được thừa nhận nguyên ủy từ quần đảo Okinawa. Sự phổ biến hình ảnh của Lý Tiểu Long với côn nhị khúc trong tay, mà vũ khí này được họ Lý ưa chuộng và tập luyện nhờ sự chỉ dẫn của một đồng môn Triệt quyền đạo vốn xuất thân ban đầu từ Karate, cũng phần nào khuyếch trương và phổ dụng hóa loại vũ khí này.

Có thể bạn quan tâm: Lý Tiểu Long múa côn nhị khúc

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70957″]

Q.B (Tổng hợp)