Khi đi quyền , tốc độ không được nhanh , nhưng cũng không phải càng chậm càng tốt , mà là đi với một tốc độ chậm rãi nhất định . Lấy thời gian mà nói , đi trọn một bài Thái Cực Quyền (TCQ) mất từ 15 phút đến 20 phút là thích đáng.
1. Hợp với đặc điểm sinh lý :
Các dạng biến hóa của nhân thể , như tiêu hóa , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết , xảy ra một cách liên tục ; nhưng tốc độ mhanh chậm của các dạng biến hóa ấy thì tùy theo sự nhiều ít của lượng hoạt động , lúc tĩnh tọa hay tĩnh ngọa thì chậm lúc đi bộ thì nhanh hơn một tí , lúc chạy thì càng nhanh hơn , khi chạy nhanh vì tim phải đập quá gấp , thời gian co thắt của tâm thất quá ngắn , không thể bài tiết một số lượng tương ứng số lượng máu mà nó dung nạp , đồng thời cái thời gian mà tim tiếp thụ máu từ tĩnh mạch hầu như hoàn toàn không có , kết quả là sự hoạt động của tim bị suy nhược . Sự hoán khí ở phổi cũng thế , vì số lần hô hấp mỗi phút tăng nhiều làm cho cơ hội trao đổi khí bị giảm thiểu .
Nếu như mỗi phút mà số lần hô hấp lên đến bốn năm chục thì sự hô hấp chỉ là hình thức thôi , bởi vì lúc này không khí chỉ ra vào ở khí quản chớ không đến tận các phế bào , tức là không xảy ra sự trao đổi khí , lại càng làm cho phổi thêm mệt nhọc . Lúc này chúng ta nhận thấy tim đập nhanh , hơi thở hổn hển , không cách chi ngưng lại được , đó là vì các khí quan tim , phổi không được rèn luyện bao giờ cả . Nhưng sự vận động kịch liệt như vậy chỉ thích hợp với thanh thiếu niên , bởi vì thân thể của chúng phát dục nhanh , cơ năng của các khí quan cải tiến cũng nhanh , trải qua một thời kỳ luyện tập nhất địng sự vận động trở thành tập quán . thì kết quả của sự vận động càng ngày càng cao . Nhưng từ trung niên trở đi , nhất là những ai thiếu thể chất , vốn dĩ không tập luyện như thế bao giờ , đương nhiên không thích hợp với loại vận động kịch liệt này .
TCQ là một loại vận động chậm rãi . Trong lúc vận động , dưới ảnh hưởng của sự hô hấp theo các hình thức đặc định , phổi sẽ nở nang và dung lượng khí trao đổi gia tăng , nhưng số lần hô hấp không tăng . Ðộng tác hòa hoản tâm thần an tĩnh làm tim đập nhẹ nhàng nhưng có sức . Nhờ sự co thắt khõe khoắn của tim mà máu tuần hoàn nhanh . Ðồng thời các cơ năng tiêu hóa , tạo huyết , cho đến sự bài tiết của thận đều nhận được ảnh hưởng tốt đẹp , làm cho các cơ năng phát triển một cách tự nhiên , tuần tự tiệm tiến , vừa sinh vừa trưởng , ngày ngày tiến triển . Cho nên yêu cầu động tác hoãn mạn của TCQ có cơ sở lý luận sinh lý học nhất định của nó .
2. Tăng gia lượng vận động :
Vận động chậm rãi có làm giảm đi hiệu quả của vận động không ? Không , mà ngược lại . Thí dụ như hạ chi phải phân thanh hư thực , vì một chân phải gánh chịu thể trọng , thân pháp phải rùn thấp , mại bộ phải chầm chậm , chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho phép ta nói là lượng vận động không được tính là ít ỏi ; đó là chưa kể đến sự quán chú của tinh thần , sự tề động của tay chân , sự liên tục của bài quyền hơn mười mấy phút , lại càng làm gia tăng lượng vận động , biểu hiện qua sự bài tiết mồ hôi . Ðây chỉ là một mặt của vấn đề . Một mặt khác , ta biết rằng với sự vận sử của tâm ý thần khí , và động tác tuy chậm , thế mà lượng hô hấp lại rất lớn , máu tuần hoàn rất nhanh , làm tăng nhanh tác dụng của tân trần đại tạ , và kết quả là hiệu quả vận động rất lớn .
3. Tạo ảnh hưởng tốt đối với vỏ đại não :
Vận động TCQ đòi hỏi tâm thần trấn tỉnh , thủ trung khí , tuyệt tạp niệm , hàm nhãn quang ,ngưng nhĩ vận , khí trầm đan điền , hô hấp quân tỉnh . Các yêu cầu này giống như ở tĩnh tọa , có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thống thần kinh , nhất là vỏ đại não . Về phương diện này , kết quả kỳ diệu đã được chứng minh bởi những người suy nhược hệ thần kinh và những người say mê vũ thuật .
Nhưng ở đây người mới học nên lưu ý một điểm là trong sự chậm rãi phải có sự tương tùy thượng hạ , toàn thân nhất tề hoạt động , còn như hạ chi bất động mà thượng chi cứ chậm chạp như rùa thì không khác gì lảng phí thời giờ , đánh mất cái ” động ” của TCQ , cái chậm ấy chỉ còn cái võ không nhân thịt .
Nhất Trung (Sưu tầm)
Nguồn: Internet