Dụng pháp của bàn chân trong Thái Cực Quyền

Dụng pháp của cước có ba phần : Phân cước , Ðắng cước , Bãi liên cước (còn gọi là Bãi liên thối).

da64f75456d890103ca8c4c9a0b16d44

     1. Phân cước: Chia làm tả hữu phân cước . Phân cước còn gọi là Xí cước , vì khi hai chân trái , phải đá mũi ra giống như chim duỗi cánh vậy ( Xí nghĩa là cánh chim ) .

     2. Ðắng cước: Chia ra tả hữu Ðắng cước , cộng cả thảy năm lần . Lúc lyện tập , toàn bàn chân gập lên , đá ra bằng lòng bàn chân . “Ý ” đặt tại lòng bàn chân .

     3. Bãi liên cước: Còn gọi là Bãi liên thối . Dụng pháp tại cước chớ không phải tại thối (chân , không kể bàn chân ) nên gọi là Bãi liên cước thì đúng hơn .

     Bãi liên cước chia làm Ðơn Bãi liên và Song Bãi liên . Ðơn Bãi liên là dùng một tay vổ nhẹ trên các ngón chân lúc đưa chân lên đá ngang qua . Song Bãi liên là dùng hai hai bàn tay vổ lên mũi bàn chân . Bất luận đá đơn hay song , thì đường di động của chân là đường tròn , cạnh ngoài của bàn chân có dùng sức .

     Về dụng pháp của bàn chân , chủ yếu có ba dạng nói trên . Do đó ở sự truyền dạy bất đồng , sự thực hiện có thể có chút ít dị biệt nhưng vẫn là đại đồng , không cần nói rườm rà .

     Lúc dùng cước nên chú ý:

     1. Ðứng vững , vì lúc dùng chân đá phải nhất chân lên , chỉ còn một chân đứng , người mới học gót chân không có sức , thường hay mắc lổi ngã nghiêng , đây là biểu hiện của công phu non kém ; muốn tránh lổi này phải tập đứng vững một chân , rồi mới treo chân kia lên đá , lâu ngày thì mới đứng vững được .

     2. Phân thanh hư thực , chân đúng như trồng cọc là thực , còn chân kia treo lên là hư ; mà ngay như trong phạm vi của chân treo lên đó cũng chia làm hư thực , khi Phân cước thì mũi bàn chân là thực , khi Ðắng cước thì lòng bàn chân là thực , kỳ dư là hư cả .

     3. Không dùng kình cương , lúc dùng chân , dùng bàn chân dễ sinh ra kình cương , như vậy chuyển động không linh hoạt , khí huyết không thông . Ðể tránh lổi này , các quan tiết toàn người , nhất là háng , đầu gối , cổ chân phải buông lỏng , cơ nhục cũng buông lỏng , tình tự bình ổn trấn tĩnh .

     4. Treo chân không quá cao , duỗi chân không quá thẳng , không quá cao mới dễ ứng dụng mà không bị địch thừa cơ lợi dụng , duỗi không quá thẳng để mà chứa kình đợi khi phát ra mới dễ . Cổ nhân bảo : ” Kình dĩ khúc súc nhi hữu dư ” , tức là phải giử đúng nguyên tắc “khúc súc” (chứa đựng trong cái cong) mới có dư kình lực , nếu như duỗi thẳng thì cơ nhục sản sinh ra kình cương mất .

     5. Lúc Xí cước hoặc Ðắng cước cần phối hợp với dộng tác hít vào .

     6. Treo chân lên , buông chân xuống phải từ từ và phối hợp với hai tay cho có tương tùy.

Quang Bình (Sưu tầm)/Nguồn: Maxreading