Nhiều người khi luyện tập võ thuật, thể thao thường hay bỏ quên các bài tập cổ tay để tập những khối cơ lớn như tay, vai, đùi, bụng….
Hướng dẫn cú bắt chân phản đòn của huyền thoại Anderson Silva
Nâng tạ gập lưng kiểu Rumani
Sự thực thì hai cổ tay của mỗi con người giống như một đứa trẻ ốm yếu bị đè lên đầu hàng đống việc nặng nhọc. Được tạo thành từ 8 xương có hình dáng không đồng đều, cộng thêm một cấu trúc phức tạp của gân, cơ, mạch máu…., có thể nói khớp cổ tay bẩm sinh của con người chỉ “vừa đủ dùng” cho các sinh hoạt và lao động bình thường.
Các hoạt động võ thuật đòi hỏi cổ tay phải chịu những áp lực lớn hơn, đơn giản nhất là mỗi cú đấm của bạn tung ra đều hứng chịu một phản lực dội lại (nguyên tắc vật lý) và nếu như các xương bàn tay thẳng, cứng có thể chịu được thì cổ tay lại không thể – hoặc cố gắng chịu đựng và để lại những di chứng bệnh lý về sau.
Vì vậy, nếu đã quyết định tập võ thuật thì hãy chú ý đến chiếc cổ tay của mình. Những áp lực nó phải gánh chịu là khó có thể giảm đi, nhưng bạn hoàn toàn có thể “nuôi” nó thành một chàng trai khỏe mạnh, dẻo dai để chịu đựng tốt hơn những áp lực của các bài tập võ thuật.
Đừng bao giờ quên điều này: bạn có thể ngừng tập võ bất cứ lúc nào, nhưng chiếc cổ tay của bạn sẽ còn cầm chén cơm (đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) cho bạn cả đời. Hãy bảo vệ và rèn luyện nó đúng cách.
5 phút mỗi ngày để tập những bài tập sau đây có quá nhiều không nếu như nó bảo vệ cổ tay – cũng chính là sức khỏe cả đời của bạn?
Hồ Võ