Khi bước vào tuổi 50, những lo toan, bương chải cuộc sống đã rời xa bạn. Nhưng cũng chính là lúc sự cô đơn và những vấn đề sức khỏe bắt đầu gõ cửa căn buồng của bạn rồi đấy. Hãy cùng chúng tôi tìm đến một cuộc sống vui khỏe qua 7 giải pháp dưới đây
Đốt chất béo hiệu quả nhất không cần đến Cardio
Tập cho tay và lưng chỉ với động tác chèo tạ Dumbbell
1. Lựa chọn những công tác xã hội
Khi bạn đã về hưu, sự cô đơn trong bạn trôi dậy khi mỗi ngày ngoài người thân trong gia đình, bạn khó gặp gỡ và trò chuyện cùng nhiều người. Hãy tham gia một hay nhiều tổ chức hoạt động xã hội để có thể gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người, điều này sẽ đóng góp tích cực vào trạng thái tâm lý khi bạn thấy mình sống ý nghĩa hơn.
2. Tập thể thao
Không đòi hỏi bạn phải thực hiện những động tác khó, hay khối lượng vận động lớn như các thanh niên nhưng bạn rất cần duy trì cho mình thói quen tập thể dục thể thao. Việc tập luyện sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan trên cơ thể, đào thải độc tố và duy trì một tinh thần minh mẫn, sảng khoái. Có rất nhiều môn thể thao thích hợp với độ tuổi này như yoga, dưỡng sinh, đi bộ.
3. Đọc 1 quyển sách trong 1 tháng
Việc đọc sách sẽ giúp cho bạn có thêm những trải nghiệm mới, cảm xúc mới mà không mất quá nhiều sức lực và tiền bạc. Đến thời điểm này của cuộc đời, những suy nghĩ trong bạn dần thay đổi và việc tiếp nhận một tác phẩm văn học là một điều dễ dàng. Sau bao năm tháng lăn lộn với cuộc đời, quyển sách sẽ cho bạn được nhìn thấy chính bản thân mình hay cả một quãng đời đã qua của mình.
4. Ăn kiêng
Người cao tuổi thường mắc những chứng bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu, rối loạn tiền đình, các vấn đề về khớp và xương. Chính vì vậy, việc áp dụng chế độ ăn kiêng sẽ rất có lợi giúp bạn vui vẻ và tận hưởng cuộc sống. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều các loại rau, trái cây, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều mỡ, thức ăn nhiều đường.
5. Kiểm soát các thông số sức khỏe bản thân
Bạn nên thường xuyên đi đến các phòng khám hay bệnh viện để được kiểm tra các thông số sức khỏe bản thân. Không nên chủ quan vì có những căn bệnh phát sinh rất âm thầm và khi nó bộc phát thì đã quá muộn. Bằng các thiết bị hiện đại, người ta có thể đo được lượng đường/ mỡ trong máu, khả năng hoạt động của tim/ thận, đo điện não đồ,… Chủ động hơn trong việc kiểm soát tình hình sức khỏe bản thân giúp bạn yên tâm và phòng tránh những tác nhân gây bệnh.
6. Ngừng sử dụng đồng hồ báo thức
Đồng hồ báo thức chính là phương tiện giúp ta có một cuộc sống khoa học và tránh bản thân sa đà vào giấc ngủ. Nhưng nay ở độ tuổi 50, bạn không cần phải tạo ra một áp lực cho giấc ngủ (ngoại trừ những trường hợp cần thiết). Hãy mạnh dạn không dùng đồng hồ báo thức để tạo cho bản thân một giấc ngủ thư thái cùng với đồng hồ sinh học hợp lý.
7. Làm những điều quan trọng
Lập cho mình một thời gian biểu và sắp xếp những công việc quan trọng là hai công việc rất có lợi cho bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng nó lại đặc biệt quan trọng với người cao tuổi khi quỹ thời gian rãnh rỗi là rất lớn trong việc sử dụng và tận hưởng thời gian. Mỗi sáng khi thức dậy, hãy dành ra 10 phút để ghi ra tất cả những công việc bạn cần làm, giải quyết trong ngày, sau đó sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng giảm dần rồi ưu tiên làm điều quan trọng nhất.
Đăng Huy/TTVN