Adrenaline và tác dụng trong võ thuật

Khi đối mặt với nguy hiểm, đa số động vật có một cơ chế phòng vệ tự nhiên. Trong tình huống bị đe dọa hay căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone adrenaline hay epinephrine. Còn có cách gọi khác mà anh em võ thuật hay dùng là “máu điên”.

Nó sẽ kích hoạt tất cả các cơ chế và bản năng sinh tồn của động vật. Nó đưa cơ thể vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Việc tiết adrenaline nâng cao sự phát sinh năng lượng, kích hoạt và cảnh báo tất cả các cơ chế cảm nhận và đóng những chức năng ít quan trọng hơn. Nó làm tăng lượng đường trong máu, tăng nhịp tim và huyết áp. Nó kích thích phát sinh năng lượng. Nó đưa cơ thể vào trạng thái năng lượng tối ưu để đạt đến năng lực thể chất cao-hơn-mức-bình-thường.

Hoormone Adrenaline tồn tại trong nhiều loài vật như một công cụ sinh tồn
Hoormone Adrenaline tồn tại trong nhiều loài vật như một công cụ sinh tồn

Trong khi thi đấu võ thuâtj, hormone ”adrenaline” tự nhiên rất quan trọng: nó làm giảm đau, tăng tốc độ phản xạ, tiêu trừ cảm giác sợ hãi, giảm mệt mỏi…

Cơ chế hoạt động của Epinephrine

Epinephrine kích hoạt bộ máy chiến tranh trong cơ thể. Một khi các tuyến nội tiết sản sinh ra epinephrine, nó theo đường máu đi đến các cơ quan nội tạng. Nó khởi đầu bằng việc kích hoạt một vài cảm biến chính trong cơ thể. Từng bước một, nó kích hoạt các cảm biến rồi đến lượt chúng lại kích hoạt rất nhiều quy trình phản ứng dây chuyền. Khi epinephrine đến tế bào gan, nó kích hoạt cảm biến ở đấy làm phát sinh một phản ứng dây chuyền phân hủy glycogen, giải phóng đường vào máu. Đồng thời, nó cũng gia tăng việc sản xuất đường.

Sở hữu và kiểm soát được adrenaline cũng là lợi thế của các võ sĩ trên sàn thi đấu
Sở hữu và kiểm soát được adrenaline cũng là lợi thế của các võ sĩ trên sàn thi đấu

Những cảm biến khác nằm ở cơ, một khi được epinephrine kích hoạt sẽ khiến mạch máu dãn ra vì vậy lượng máu đổ về cơ bắp sẽ nhiều hơn. Sự kích thích cũng làm tăng nhịp tim. Đấy là cơ chế mà adrenaline hay epinephrine tự nhiên tác động lên cơ thể để nâng cao năng lực chiến đấu. Những yếu tố chính kích thích việc sản sinh adrenaline dựa trên áp lực chẳng hạn như sự đe dọa, kích động, tiếng ồn, ánh sáng và nhiệt độ cao. Tất cả những kích thích này đều rất quen thuộc với không khí trên sàn đấu. Vì vậy, kiểu gì võ sĩ cũng không thể tránh khỏi áp lực. Chúng ta có lẽ nên biến áp lực thành lợi thế bằng việc kiểm soát sao cho nó xảy ra vào thời điểm thích hợp.

Áp lực khiến cơ thể sản sinh adrenaline và làm căng cơ. Trước mắt,hoạt động sản sinh adrenaline giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nhưng vấn đề là sau một trận thi đấu dài, liên tục, adrenaline trong máu cạn hết, bạn lại rất mệt mỏi và phải mất nhiều ngày để hồi phục. Do đó chúng ta cần tạo áp lực vào một thời điểm thích hợp, không được sớm hơn, bởi một khi adrenaline tiết ra sớm hơn thì võ sĩ sẽ bị mệt khi bước vào trận đấu. Hiện tượng này thường được gọi là “hụt hơi” (off syndrome).

Hãy cùng VoThuat.vn xem video clip sau đây để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của adrenaline lên hiệu quả chiến đấu của một võ sĩ:

Phạm Vũ