Chảy máu mũi có thực sự nguy hiểm

Chảy máu mũi là chấn thương mà hầu hết người tập luyện võ thuật đều có thể “dính” phải. Nếu như mũi của bạn đặt ngay trực diện va chạm trong Boxing, Muay Thái… thì ở những môn nhu thuật như Brazilian Jiujitsu, những cú ngã hay bị tì đè mũi xuống sàn cũng có thể gây chấn thương.

Quên chi tiết nhỏ này, bạn sẽ… tự đấm mình chảy máu mũi

Cách bấm huyệt chữa chảy máu mũi do chấn thương

Đa số các trường hợp chảy máu mũi đều có thể xem như tổn thương nhẹ và có thể tự chữa lành qua các biện pháp sau:

  • Bình tĩnh
  • Ngồi thẳng
  • Cúi đầu về phía trước. Ngửa ra sau chỉ làm cho bạn nuốt phải máu.
  • Bóp cả 2 mũi lại với nhau bằng ngón cái và ngón trỏ trong vòng 10 phút. Nhờ người khác canh giờ để bảo đảm bạn không bỏ tay ra trước thời hạn cho phép.
  • Nhổ ra tất cả máu chảy xuống miệng, nếu không làm vậy có thể bạn sẽ ói ra máu.
  • Phải làm gì sau khi máu ngừng chảy:
  • Sau khi máu ngừng chảy, tránh những tác nhân gây kích thích mũi, như là hắt xì hoặc xì mũi, trong vòng 24h.
  • Không cần thiết chườm đá.
  • Tiếp xúc với không khí khô, chẳng hạn như ở trong phòng có lò sưởi vào mùa đông, có thể gây chảy máu mũi. Làm ẩm không khí bằng máy làm ẩm hoặc bình xịt có thể giúp mũi không bị khô và tránh chảy máu mũi trở lại. Thêm 1 cách khác là để quạt nước gần lò sưởi giúp nước bay hơi và làm ẩm không khí.

CÁC TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM

Trong một số trường hợp thiểu số, chảy máu mũi vẫn tiềm ẩn nguy hiểm nếu như nó gắn liền với chứng máu khó đông hoặc được hình thành do các va chạm quá mạnh dẫn đến vỡ sụn mũi. Cần đặc biệt lưu ý các trường hợp sau đây:

  • Chảy máu mũi tái phát nhiều lần.
  • Có chảy máu ở những khu vực khác ngoài mũi, như có máu trong nước tiểu hoặc trong phân.
  • Dễ bị thâm tím trên các vùng khác của cơ thể do va đập.
  • Đang dùng thuốc làm loãng máu như aspirin hoặc warfarin (Coumadin).
  • Có những bệnh khác có thể ảnh hưởng đến sự đông máu như bệnh về gan, thận hoặc bệnh máu khó đông.
  • Có hóa trị trong thời gian gần đây.

Có thể bạn ngẫu nhiên bị va đập và chảy máu mũi. Tuy nhiên, nếu đang ở trong các tình huống như trên, việc chảy máu mũi của bạn có thể không phải do va đập mà lại do các nguyên nhân tồi tệ khác, chủ yếu là chứng máu khó đông. Nếu có các biểu hiện sau đây, bạn cũng cần đặc biệt lưu ý và nên đến bệnh viện ngay để được điều trị hợp lý:

  • Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi bóp mũi 10 phút.
  • Bị chảy máu mũi tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn.
  • Bị hoa mắt, choáng váng, hoặc gần như hôn mê.
  • Tim đập nhanh hoặc khó thở.
  • Khạc hoặc nôn ra máu.

Các tình huống kể trên có thể là triệu chứng của các tổn thương nghiêm trọng đến xoang và mũi, tuyệt đối không nên bỏ qua.

https://www.youtube.com/watch?v=LmE-pyQoYmw

Phạm Vũ