Một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao là vấn đề về giày tập và các sai lầm trong phương pháp tập luyện.
Cách chọn và luyện võ thuật qua video
Cách thả lỏng cơ thể sau khi tập luyện
Tập chạy và đi bộ bằng những đôi giầy không đúng cỡ chân hoặc có chất lượng kém có thể dẫn đến chấn thương bàn chân, mắt cá chân, đầu gối hoặc lưng. Người tập chạy, trong mỗi bước chạy phát ra một lực gấp ba đến bốn lần so với trọng lượng của mình. Lực này được hấp thụ bởi bề mặt đường chạy, bởi giầy chạy, bởi bàn chân và những bộ phận dưới của chân. Lực tác động lên chân càng thấp, càng giảm nguy cơ chấn thương. Điều này giải thích tại sao tập chạy trên mặt đường mềm (trên cỏ, trên đường chạy chuyên dụng) dễ dàng hơn trên mặt đường bê tông.
Giầy chạy đặc biệt quan trọng đối với người chạy. Giầy được chọn đúng sẽ làm cho việc chạy thoải mái dễ chịu, không gây chấn thương. Trong khi tập chạy với đôi giầy không phù hợp (không đúng cỡ chân hoặc chất lượng kém) thường gây cảm giác khó chịu và có thể gây chấn thương ở vùng bàn chân và khớp gối.
Một đôi giầy sẽ mất khả năng giảm chấn động và chống trơn sau khi đã vượt qua được quãng đường khoảng 800 km. Quan sát kỹ đôi giầy cũ của mình trước khi mua đôi mới. Đặc biệt, chú ý sự mòn của giầy tới mức nào.
Lớp ngoài cùng của đế giầy: người có bàn chân dày, cung bàn chân cao, giầy thường mòn ở phía ngoài của gót giầy. Người có bàn chân bẹt (cung bàn chân thấp) thường mòn phía trong của gót giầy.
Lớp giữa của đế giầy là lớp nằm giữa lớp ngoài và lớp trong của đế giầy, có tác dụng giảm chấn động.
Phần đuôi giầy: lớp ngoài cứng, có tác dụng giữ cho gót chân ổn định lúc vận động. Nếu nó bị lệch về một phía hoặc biến dạng sẽ làm cho trạng thái của gót chân không ổn định trong vận động.
Khi mua một đôi giầy thể thao mới, cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
* Thử giầy phải đi tất chân.
* Cạnh trong và cạnh ngoài của giầy phải vuông góc với đế giầy.
* Cầm giầy ở hai đầu, mũi và gót giầy, bẻ cong. Nó cần phải được uốn cong ở vị trí của bàn chân bị uốn cong khi đi bộ. Nếu bị uốn cong ở giữa giầy, nó sẽ không đảm bảo chỗ tựa vững chắc cho bàn chân. Nếu nó bị uốn cong một cách khó khăn, chứng tỏ đế giầy quá cứng, còn nếu nó bị uốn cong quá dễ dàng thì điểm tựa của bàn chân sẽ kém. Phần gót giầy phải chắc chắn, được cố định tốt.
* Nếu chân của người tập khi đi choãi ra ngoài, cần phải có đôi giầy có lớp ngoài của phần đuôi giầy cứng, lớp giữa của đế giầy phải mềm, đế giầy vồng lên và lớp ngoài của đế giầy phải dẻo. Nếu chân người tập khi đi choãi vào trong, cần phải đảm bảo điểm tựa vững chắc cho vòm bàn chân, đế giầy phẳng và sử dụng đôi giầy có đế ít dẻo hơn.
Giầy để đi bộ cần phải nhẹ và dẻo, đế phải dày, các ngón chân phải chuyển động được thoải mái. Giầy để chạy, vùng vòm bàn chân phải dày và mềm, lớp trong của đế cứng, phần trong của đuôi giầy phải mềm và các ngón chân có thể chuyển động được thoải mái. Nên mua giầy tập của các hãng có uy tín trong thị trường thể thao.
Một trong những nguyên nhân chính gây chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao là vấn đề về giầy tập và các sai lầm trong phương pháp tập luyện.
Tập chạy và đi bộ bằng những đôi giầy không đúng cỡ chân hoặc có chất lượng kém có thể dẫn đến chấn thương bàn chân, mắt cá chân, đầu gối hoặc lưng. Người tập chạy, trong mỗi bước chạy phát ra một lực gấp ba đến bốn lần so với trọng lượng của mình. Lực này được hấp thụ bởi bề mặt đường chạy, bởi giầy chạy, bởi bàn chân và những bộ phận dưới của chân. Lực tác động lên chân càng thấp, càng giảm nguy cơ chấn thương. Điều này giải thích tại sao tập chạy trên mặt đường mềm (trên cỏ, trên đường chạy chuyên dụng) dễ dàng hơn trên mặt đường bê tông.
Giầy chạy đặc biệt quan trọng đối với người chạy. Giầy được chọn đúng sẽ làm cho việc chạy thoải mái dễ chịu, không gây chấn thương. Trong khi tập chạy với đôi giầy không phù hợp (không đúng cỡ chân hoặc chất lượng kém) thường gây cảm giác khó chịu và có thể gây chấn thương ở vùng bàn chân và khớp gối.
Một đôi giầy sẽ mất khả năng giảm chấn động và chống trơn sau khi đã vượt qua được quãng đường khoảng 800 km. Quan sát kỹ đôi giầy cũ của mình trước khi mua đôi mới. Đặc biệt, chú ý sự mòn của giầy tới mức nào.
Lớp ngoài cùng của đế giầy: người có bàn chân dày, cung bàn chân cao, giầy thường mòn ở phía ngoài của gót giầy. Người có bàn chân bẹt (cung bàn chân thấp) thường mòn phía trong của gót giầy.
Lớp giữa của đế giầy là lớp nằm giữa lớp ngoài và lớp trong của đế giầy, có tác dụng giảm chấn động.
Phần đuôi giầy: lớp ngoài cứng, có tác dụng giữ cho gót chân ổn định lúc vận động. Nếu nó bị lệch về một phía hoặc biến dạng sẽ làm cho trạng thái của gót chân không ổn định trong vận động.
Khi mua một đôi giầy thể thao mới, cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
* Thử giầy phải đi tất chân.
* Cạnh trong và cạnh ngoài của giầy phải vuông góc với đế giầy.
* Cầm giầy ở hai đầu, mũi và gót giầy, bẻ cong. Nó cần phải được uốn cong ở vị trí của bàn chân bị uốn cong khi đi bộ. Nếu bị uốn cong ở giữa giầy, nó sẽ không đảm bảo chỗ tựa vững chắc cho bàn chân. Nếu nó bị uốn cong một cách khó khăn, chứng tỏ đế giầy quá cứng, còn nếu nó bị uốn cong quá dễ dàng thì điểm tựa của bàn chân sẽ kém. Phần gót giầy phải chắc chắn, được cố định tốt.
* Nếu chân của người tập khi đi choãi ra ngoài, cần phải có đôi giầy có lớp ngoài của phần đuôi giầy cứng, lớp giữa của đế giầy phải mềm, đế giầy vồng lên và lớp ngoài của đế giầy phải dẻo. Nếu chân người tập khi đi choãi vào trong, cần phải đảm bảo điểm tựa vững chắc cho vòm bàn chân, đế giầy phẳng và sử dụng đôi giầy có đế ít dẻo hơn.
Giầy để đi bộ cần phải nhẹ và dẻo, đế phải dày, các ngón chân phải chuyển động được thoải mái. Giầy để chạy, vùng vòm bàn chân phải dày và mềm, lớp trong của đế cứng, phần trong của đuôi giầy phải mềm và các ngón chân có thể chuyển động được thoải mái. Nên mua giầy tập của các hãng có tiếng.
Khám phá võ thuật
Bạn hết hứng thú luyện tập? Video clip sau sẽ “bơm” lại cho bạn đầy bình hứng khởi:
[jwplayer player=”1″ mediaid=”65888″]