Conditioning – rất khó để dịch ngắn gọn từ này bằng tiếng Việt, và trong phạm trù ngữ nghĩa của võ thuật. Thế nhưng, chúng ta có thể tạm hiểu đó là “rèn luyện cơ thể – hoặc một phần cơ thể có đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật võ thuật”.
Lời khuyên – “To con lớn xác” nhưng vẫn ra đòn yếu?
Lời khuyên – người luyện võ, hãy xem thi đấu võ thuật thường xuyên
Conditioning là một trong những mảng kiến thức tối quan trọng của người luyện tập võ thuật – luôn xuất hiện trong mọi giáo án tập luyện chuyện nghiệp.
Cơ thể con người sinh ra là để hoạt động – mọi bằng chứng nghiên cứu khoa học đều chỉ ra điều đó. Thế nhưng quá trình lớn lên, tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt làm việc sẽ khiến cơ thể chúng ta thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Và thường thì cơ thể sẵn có của chúng ta không thực sự hoàn hảo cho bộ môn mà chúng ta chọn. Nắm đấm không đủ cứng để va chạm, cổ tay không đủ chắc để chịu đựng chấn động từ những cú đấm, và cơ bắp của bạn cũng không đủ sức để chịu đựng cường độ hoạt động nặng của võ thuật.
Conditioning là những bài tập bài tập, phương án tập luyện giúp bạn có thể “xây dựng” cơ thể mình thích hợp cho mỗi bộ môn. Võ thuật cũng giống như lao động: bạn cần cây búa để đóng đinh, cây chổi quét nhà, cần mỗi công cụ phù hợp cho mỗi công việc.
Mỗi bộ môn võ thuật mang một tính chất khác nhau. Có bộ môn sẽ khiến đầu gối của bạn chịu áp lực và tổn thương, có những môn khiến vai bạn dễ chấn thương… vì vậy với cùng một quỹ thời gian và công sức, mỗi bộ môn sẽ có cách conditioning khác nhau.
Conditioning mang hai ý nghĩa lớn: phục vụ cho vận động và phục vụ cho việc chịu đựng. Conditoning đúng cách và đúng bài bản là điều mà rất nhiều người luyện võ luôn bỏ quên – dẫn đến việc tập võ nhưng chỉ sở hữu được vẻ bề ngoài của kỹ thuật mà không có được uy lực bên trong.
Một số bài tập conditioning cải thiện khả năng chịu đựng va chạm của cổ tay – một trong những phần dễ tổn thương nhất.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”88956″]
Phạm Vũ