Đặt “cậu nhỏ” thế nào khi lên sàn thi đấu là chuẩn nhất

Đặt “cậu nhỏ” hướng lên trên hay xuống dưới khi lên sàn thi đấu tưởng chừng là một việc hết sức đơn giản nhưng không phải võ sĩ nào cũng biết và hiểu để làm cho đúng. Hôm nay, Vothuat.vn xin đưa ra những ý kiến tham khảo để dân võ có câu trả lời hữu ích cho vấn đề này.

Chế độ ăn uống hiệu quả trong võ thuật
9 tử huyệt nguy hiểm ở vùng đầu và cổ cần được bảo vệ

Trong khi thi đấu võ thuật đối kháng, hạ bộ nam giới thường được bảo vệ bởi dụng cụ chuyên biệt (thường được gọi với các tên như groin guard, groin cup, groin protection…). Kể cả trong Boxing – bộ môn cấm tất cả đòn đánh dưới thắt lưng, các võ sĩ vẫn phải mang dụng cụ bảo hộ hạ bộ để tránh những đòn đánh “lạc đạn”. Hầu hết tất cả dụng cụ bảo hộ hạ bộ chuyên dụng đều được thiết kế theo một form mẫu nhất định, vì thế các võ sĩ đều được khuyến cáo “ổn định trật tự” vị trí “cậu nhỏ” theo chiều hướng xuống, chiều phù hợp nhất với thiết kế của dụng cụ bảo hộ.

cau nho
Ảnh minh họa

Đây cũng là vị trí thoải mái nhất để “cậu nhỏ” ít bị va đập, xê dịch theo chuyển động cơ thể, đồng thời nằm gọn trong dụng cụ bảo hộ. Trong khi thi đấu, sự gia tăng hormone giới tính có thể gây hiện tượng cương dương không kiểm soát. Nếu để “cậu nhỏ” theo chiều hướng xuống, hiện tượng cương dương sẽ ít gây khó chịu, vướng víu, thậm chí loại bỏ được nguy cơ “gãy súng” do túi máu của cậu nhỏ bị chèn ép quá mức.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn và sử dụng quần lót cũng hết sức quan trọng và góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ “cậu nhỏ”. Quần lót nên vừa vặn với cơ thể, không nên quá chật hoặc quá rộng. Quần lót quá chật có thể chèn ép tinh hoàn, gây khó chịu khi đang thi đấu. Quần lót quá rộng sẽ không cố định được “cậu nhỏ”, khi gặp phải đạn lạc dễ bị “thốn” ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu. Chất liệu của quần lót nên sử dụng là cotton thoáng mát, khi ra mồ hôi sẽ không thấm và nhanh khô.

Video: Clip gây xúc động làng võ về tình thầy trò

https://www.youtube.com/watch?v=IqRpnVWj0-s

C.T