Hải Thượng Lãn Ông nói gì về lợi ích của việc tập luyện võ thuật

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) không chỉ là một trong những bậc danh y vĩ đại nhất lịch sử trung đại Việt Nam, mà còn là một người có nhiều nghiên cứu, đánh giá sâu sắc về việc tập luyện võ thuật. 

Lời khuyên – Nên kiêng ăn những gì sau khi mổ chấn thương

Lời khuyên – tự tập đấm vào đầu, nên hay không?

Trong tác phẩm kinh điển “Vệ Sinh Yếu Quyết Diễn Ca”, ông đã viết về lợi ích của việc tập luyện võ thuật:

“Tập cho máu huyết lưu thông, Tay chân lanh lợi, tinh thần thảnh thơi”

Máu huyết lưu thông

Theo danh y Lê Hữu Trác,  việc tập luyện võ thuật sẽ giúp cho máu huyết lưu thông trong toàn thân thể. Xét trên quan niệm Đông y, khi máu huyết lưu thông thì sẽ không gây bệnh đau cho con người, ngược lại nếu máu huyết bế tắc ì trệ thì sinh ra đau ốm bệnh tật, đúng với châm ngôn của nghề thuốc “Thông tất bất thống, thống tất bất thông”. Các chuyển động hợp lý của võ thuật cổ truyền được đúc kết qua hàng ngàn năm đem lại lợi ích dưỡng sinh cực kì to lớn. Đây cũng chính là một phần lý do khiến nhiều bài quyền võ cổ truyền vẫn còn tồn tại đến ngày nay, bên cạnh những hiệu quả thực tế trong chiến đấu.

Tay chân lanh lợi

Võ thuật là rèn luyện chuyển động của cơ thể con người theo nhiều chiều hướng tích cực: nhanh hơn, bền bỉ hơn, dẻo dai hơn, chính xác hơn, mạnh mẽ hơn. Cũng như trí óc cần được rèn luyện đúng cách để trở nên minh mẫn, cơ thể con người cần được rèn luyện, bất kể bẩm sinh cơ thể được sinh ra sẵn khỏe mạnh hay ốm yếu. Cách nhìn nhận của Hải Thượng Lãn Ông không chỉ đúng trong hoàn cảnh của ông (thế kỉ XVIII, vào thời điểm đó ông chỉ biết đến các môn võ cổ truyền Á Đông), mà còn đúng trong hoàn cảnh ngày nay, trong mọi bộ môn võ thuật của các dân tộc, của mọi thời đại.

Tinh thần thảnh thơi

Luận về yếu tố “dưỡng sinh” của võ thuật, đó không chỉ là yếu tố thể chất, mà còn có cả các giá trị tinh thần. Một cách trực tiếp, võ thuật rèn luyện sự tự tin cho con người, giúp xả stress, giảm bớt yếu tố bao lực (y học hiện đại cũng chứng minh được rằng võ thuật có thể làm giảm hoormone dopamine gây bạo lực của con người). Một cách gián tiếp, thể chất tuyệt vời mà võ thuật mang đến cho con người cũng khiến chúng ta có một cuộc sống thoải mái, thuận tiện hơn trong cả lao động, sinh hoạt và vui chơi giải trí, đúng như quan điểm “Một tinh thần minh mẫn chỉ tồn tại trong một thể xác tráng kiện.”

Những đúc kết của bậc danh y Lê Hữu Trác không chỉ là kim chỉ nam cho người luyện võ vào thời trung đại, mà thực sự là những chân lý đúng đắn bất kể thời đại, bất kể xét trên những môn võ truyền thống của người Á Đông hay mọi bộ môn võ thuật hiện đại. Bất kể môn võ ấy có đề cao tính đối kháng hay không, bất kể người tập luyện võ thuật vì mục đích nào, thì tôn chỉ “Tập cho máu huyết lưu thông, Tay chân lanh lợi, tinh thần thảnh thơi” vẫn là điều cần được chú ý và trân trọng trong võ thuật.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”100541″]

Y.N