Phi đà là một trong những vũ khí cổ điển khó sử dụng nhất từng được chế tạo, xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường (thế kỷ VII – X), được truyền bá đến cả một số nền văn hóa Á Đông khác như Nhật Bản.
Phi đà là loại vũ khí đặc dị, cấu tạo bởi một mũi dao nhọn ngắn (rope dart) hoặc đôi khi là một quả chùy nhỏ (rope javelin) gắn với một sợi dây dài (dây thừng hoặc xích mỏng. Phi đà cũng có thể được gắn thêm một số “phụ kiện) như vòng thép nhỏ (nối giữa quả chùy và dây) hoặc một mảnh vải nhỏ ngay quả chùy. Một người “anh em” biến thể khác của phi đà tại Nhật Bản là một vũ khí có tên gọi Johyo.
Vũ khí này chủ yếu gây sát thương với các động tác phóng (đâm), quật, bắt kéo… Bên cạnh các kỹ thuật quật và điều khiển phi đà thông thường, người sử dụng còn phải thông thạo các kỹ thuật kiểm soát tầm ra đòn bằng cách thu dây (quấn dây quanh tay, vai, cổ, thân người…) cũng như xử lý các tình huống va chạm không như ý dẫn tới sai lệch đường đi của quả chùy (hoặc mũi dao).
Với khối lượng kỹ thuật đó, có thể nói phi đà là vũ khí khó sử dụng bậc nhất trong các vũ khí cổ truyền của nền võ thuật Trung Hoa.
VoThuat.vn