Nếu đang cần tập luyện sự nhanh nhẹn cho bộ pháp võ thuật thì thang dây có lẽ là một trong những dụng cụ đầu tiên bạn sẽ cần đến.
Lời khuyên – Tập võ nhưng ít uống nước, chuyện gì sẽ xảy ra?
Lời khuyên – 5 lý do để có một người bạn đam mê võ thuật
Trước hết, cần hiểu rằng tạo hóa luôn “thiết kế” cơ thể của bạn với những tính chất “vừa đủ dùng”. Đôi chân của mỗi người là một tạo hình tuyệt vời cho các cử động di chuyển bản năng nhất của con người như đi, chạy, nhảy.
Thế nhưng, trong nhiều môn thể thao, võ thuật – và bộ pháp của võ thuật đòi hỏi những tính chất lớn hơn. Sự nhanh nhẹn cũng như chuẩn xác và cân bằng trong chuyển động của đôi chân là một yếu tố quan trọng, bất kể đó là Taekwondo – bộ môn lấy đòn chân làm sức mạnh trên võ đài hay Boxing – môn võ lấy đôi chân làm gốc rễ cho mọi ý đồ và đòn thế tấn công.
Vì thế, việc tập luyện bộ pháp nhanh nhẹn, chính xác, khả năng của thần kinh trong việc điều khiển chính xác các cử động của đôi chân trong võ thuật là một điều hết sức quan trọng. Có nhiều cách để luyện tập điều này, và các bài tập với thang dây (như một dụng cụ “đánh dấu”) là những bài tập được đánh giá cao nhất.
Chú ý kiểm soát từng cử động của đôi chân trong khi tập luyện với thang dây để có thể vừa tập luyện sự nhanh nhẹn, vừa rèn luyện được phản xạ thần kinh với các cử động, từ đó tìm ra cách di chuyển thoải mái, cân bằng nhất, không gượng gạo, không vấp.
Trong những bài diễn thuyết về võ thuật của mình, huyền thoại Lý Tiểu Long cũng từng nói: “Cảnh giới của võ thuật là khi chúng ta cần một đòn thế nào đó trong thực chiến, nó sẽ nảy ra ngay. Khi chúng ta cần di chuyển như thế nào, ngay lập tức cơ thể có thể làm được như vậy”. Đạt được cảnh giới này không chỉ là sự ưu việt trong phản xạ mà còn nằm ở việc thuần thục, nhuần nhuyễn các cử động của bộ pháp đặc trưng trong võ thuật.
Tùy theo mỗi bộ môn mà chúng ta có những bài tập chuyên biệt với thang dây. Trong phạm vi khái quát của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu 101 cách tập luyện bộ pháp với thang dây, thông qua video clip sau. Những bài tập này có thể sẽ thừa với bộ môn này, nhưng lại hiệu quả với bộ môn khác, vì thế, nếu như thực sự đòi hỏi tính chuyên nghiệp và chính xác trong tập luyện, nên tập luyện cũng như hỏi ý kiến HLV về các bài tập phù hợp.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”92461″]
Nếu như không thể tìm mua được thang dây, quý độc giả có thể theo dõi clip hướng dẫn tự chế thang dây ngay dưới đây. Nếu như không có điều kiện làm thang dây, chúng ta cũng có thể kẻ vạch hoặc dán decal cố định lên thảm – sàn tập, nếu như chúng ta có một góc tập luyện dành riêng cho các bài với thang dây. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ kinh nghiệm của nhiều người luyện tập, việc sử dụng thang dây (hay thang cứng và có các nấc thang đều) thật vẫn cho hiệu quả tốt hơn vì bạn dễ ý thức rõ được những tình huống “sai sai” khi đạp phải thang.
Cũng cần chú ý rằng “thang dây” này là dụng cụ tập luyện như một phương pháp đánh dấu, không phải là “thang dây” sử dụng theo nghĩa thông thường nên không cần phải phí sức làm những chiếc thang quá chắc chắn.
[jwplayer player=”1″ mediaid=”92462″]
Y.N