Vì sao trẻ em tập võ từ sớm lại hạn chế chiều cao

Nhiều phụ huynh có quan niệm rằng trẻ em tập võ quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chiều cao. Điều này đúng hay sai?

Trẻ em Thái Lan được đào tạo Muay khắc nghiệt như thế nào?

Tác dụng đặc biệt của võ thuật với những trẻ em tự kỉ

Trước hết, cần hiểu rằng bản chất của việc tăng chiều cao là việc các xương “mọc” nối dài ra. Dọc theo chiều dài cơ thể, các xương sống có xu hướng “to” đều theo các hướng, giúp cơ thể cao thêm. Tuy nhiên, phần độ dài được gia tăng đáng kể lại nằm ở các phần xương đùi – cẳng chân. Để hiểu rõ điều này, bạn có thể so sánh tỷ lệ chiều dài chân – thân người của những đứa trẻ sơ sinh với một người trưởng thành. Rõ ràng con người cao thêm chủ yếu nhờ đôi chân. Không phải tự nhiên mà khái niệm “chân dài” đồng nghĩa với chiều cao đáng nể.

Nếu đứa trẻ gặp vấn đề về phát triển chiều cao, điều đầu tiên cần phải xem xét là các xương chân.

Xương dài ra nhờ sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng ở hai đầu xương, đồng thời phát triển chiều ngang nhờ màng xương sinh ra các tế  bào xương để bồi đắp phía ngoài.

Xương chân đóng vai trò quan trọng trọng việc phát triển chiều cao.

Nguyên lý này ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao của trẻ em?

Trước hết, việc tập luyện thể thao – võ thuật với cường độ lớn sẽ khiến xương của trẻ cứng chắc hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới tuổi dậy thì, sự phát triển này khiến sụn tăng trưởng ở hai đầu xương có xu hướng ít phát triển hơn, dẫn đến phần xương “mọc” ra thêm ngắn hơn rất nhiều so với những trẻ không tập luyện thể thao.

Thành phần quan trọng nhất của xương là canxi. Lượng canxi cơ thể có được từ chế độ ăn uống là có hạn. Khi tập luyện thể thao, võ thuật, xương của trẻ sẽ có xu hướng dày ra, màng xương sử dụng rất nhiều canxi để bồi đắp phía ngoài của xương. Điều này khiến cho hai đầu sụn thiếu hụt canxi trầm trọng, không đủ dinh dưỡng để phát triển, dẫn đến xương không dài ra thêm. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho trẻ bị “lùn”.

Các đòn đá khiến xương chân của trẻ phải ưu tiên phát triển theo chiều ngang (độ dày) để chịu đựng va chạm.

Khi tập luyện thể thao, võ thuật, xương của trẻ dày chắc hơn là điều tất yếu. Khoan nói đến các va chạm khiến cho xương của trẻ có xu hướng dày ra để chịu đựng áp lực, chỉ riêng việc xương chân phải liên tục chịu chấn động từ các động tác di chuyển đã khiến cơ thể trẻ em phải dành nhiều canxi phát triển chiều ngang của xương. Cơ thể con người là một cỗ máy kỳ diệu, dựa vào những chấn động bên ngoài mà nó luôn phát triển theo chiều hướng thích hợp để chịu đựng lại điều đó. Nói một cách dễ hiểu, cách cơ thể trẻ “sử dụng” canxi cũng giống như bạn phải lựa chọn dùng tiền của mình vào việc nào nhiều hơn: ăn uống hoặc mua sắm đồ gia dụng; khi bạn ưu tiên điều này thì phải bỏ điều kia.

Võ thuật mang lại nhiều giá trị tinh thần – thể chất lớn lao cho trẻ nhỏ. Hãy đảm bảo dinh dưỡng (đặc biệt là canxi) cho trẻ em để việc tập luyện không ảnh hưởng đến chiều cao.

Tuy nhiên, võ thuật và thể thao không phải là “thủ phạm” hủy hoại chiều cao của trẻ nhỏ. Dù nó ảnh hưởng lớn đến cách mà xương trẻ em “sử dụng” canxi, nhưng thủ phạm thực sự vẫn là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc thiếu khoa học. Đó là chưa kể đến việc nhiều bậc phụ huynh có thói quen “che chắn” cho trẻ em quá kỹ khi ra đường, khiến cơ thể trẻ bị hạn chế tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng, tác nhân quan trọng sản sinh vitamin D và gián tiếp tổng hợp nên canxi. Nếu trẻ được cung cấp đầy đủ canxi, xương của trẻ vẫn đủ khả năng phát triển theo chiều ngang để chống chịu áp lực cử động và phát triển chiều dài để tăng chiều cao một cách bình thường. Thậm chí, trẻ em tập luyện võ thuật – thể thao khi được cung cấp canxi đầy đủ còn có xu hướng cao lớn hơn trẻ em bình thường do hoạt động chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Đừng đổ lỗi cho võ thuật. Chính cách các phụ huynh chăm con mới là nguyên nhân khiến trẻ “lùn” hay cao.

Video clip: “Anh hùng xuất thiếu niên” một mình chống 5 kẻ bắt nạt.

https://www.youtube.com/watch?v=LI5427MXF3E

Y.N