Hít thở dưỡng sinh

Cuộc sống thường gây áp lực và chúng ta luôn tìm cách để thư giãn đầu óc. Hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái và dễ tập trung vào những công việc tiếp theo.

Bạn đã có một ngày làm việc căng thẳng? Có một vấn đề khiến bạn giận sôi người? Hít thở sâu giúp làm giảm sự căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Hãy thử hít thở sâu trong khi làm việc.
Một hơi thở sâu có thể làm tăng cung cấp oxy cho cơ thể bạn, làm tăng hemoglobin trong máu. Tăng cường sản xuất máu sẽ giúp ích trong các hoạt động bình thường của cơ thể.


Hít thở sâu còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của bạn trong tất cả hoạt động.


Hít thở sâu cũng có lợi cho hệ thần kinh. Thêm oxy sẽ nuôi dưỡng và tăng cường não, tủy sống và tất cả các dây thần kinh lan truyền khắp cơ thể.
Tập trung tốt hơn. Tăng sức chịu đựng. Giảm căng thẳng. Tăng cường sản xuất máu


Hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy, điều hòa tuần hoàn máu. Chúng ta thường không nhận ra những lợi ích sức khỏe khác nhau của hơi thở sâu. Nếu bạn gặp vấn đề trong kiềm chế tức giận, hít thở sâu có thể giúp. Vì vậy, hãy bắt đầu chú ý đến cách bạn hít thở. Hít thở sâu và sống lâu đi kèm với nhau.
Một trong những lợi ích sức khỏe của hơi thở sâu là giải độc trong cơ thể. Một hơi thở sâu giúp giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể, trong khi đó nếu bạn hít thở nông, các cơ quan khác phải làm thêm giờ để giải phóng độc tố.


Hít thở sâu bằng bụng là phương pháp thở mang lại hiệu quả cao nhất.


Thở hít khoan thai chậm rải, nhẹ nhàng, sâu, dài. hít vào phình bụng thuộc dương (kích thích trực giao cảm) và thở ra hóp bụng lại thuộc âm (kích thích hệ đối giao cảm), thời gian hai kỳ thở phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài. Trong thở bụng dưỡng sinh, nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể người ta còn gọi là “tẩu hỏa nhập ma”


Toàn bộ cơ thể đều phải thư giản, thả lỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Vừa thở vừa cảm giác được bụng phình ra và bụng hóp lại. Ban đầu thở chỉ là ư thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện thở bụng, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường. Đây là một ích lợi thiết thực trong cuộc sống của bạn.

Châu Minh Hay